Răng bị đau khi chạm vào là dấu hiệu có một số bệnh lý nha khoa, do vậy khi có dấu hiệu đau răng bất thường bạn cần chú ý theo dõi. Răng đau nhức, khó chịu khi chạm vào có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Đọc bài viết sau của nha khoa An Phước để biết nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị kịp thời khi bị đau răng.
Răng bị đau khi chạm vào có nguy hiểm không?
Răng bị đau khi chạm vào là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe răng miệng của bạn không được đảm bảo. Cơn đau răng ban đầu có thể không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Khi xuất hiện các cơn đau răng cho thấy vùng răng và cấu trúc xung quanh đã bị tổn thương.

Tùy theo mức độ tổn thương của răng và nướu mà cơn đau sẽ ít hoặc nhiều khi chạm vào. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng, gây ra cơn đau dữ dội, sưng tấy, thậm chí nguy cơ mất răng. Do vậy, răng bị đau khi chạm vào tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Vì vậy, nếu bạn gặp phải tình trạng đau răng khi chạm vào, việc thăm khám nha sĩ là rất quan trọng. Bằng cách chẩn đoán sớm, bác sĩ phát hiện nguyên nhân chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng.
Nguyên nhân răng bị đau khi chạm vào
Sâu răng
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng bị đau khi chạm vào. Khi lớp men răng bị ăn mòn do vi khuẩn, phần ngà răng bên dưới trở nên nhạy cảm hơn với các tác động từ bên ngoài.
Sâu răng ở giai đoạn đầu mô sâu chỉ là các đốm nhỏ li ti trên bề mặt răng và không gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, sau một thời gian, các đốm nhỏ ăn mòn sâu hơn xâm nhập đến ngà răng, khi đó bạn sẽ thấy bị ê buốt, nhạy cảm thậm chị đau nhức dữ dội.

Bên cạnh đó, khi các lỗ sâu răng lan rộng, thức ăn rất dễ bị lọt vào và rất khó để vệ sinh. Bạn sẽ không chỉ cảm thấy đau nhức khi chạm tay vào mà kể cả khi hít thở không khí lạnh cũng sẽ cảm thấy ê buốt.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý mạn tính, gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng nướu răng cấp độ nặng. Bệnh lý này thường xuất hiện ở người trưởng thành đặc biệt là độ tuổi trung niên. Viêm nha chu do các vi khuẩn và vi sinh vật bám trên bề mặt răng và nướu gây ra. Khi mô nướu bị viêm nhiễm bạn sẽ cảm giác đau nhức ở răng, đặc biệt là khi có áp lực tác động lên răng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể làm cho răng lung lay và mất răng.

Ở giai đoạn đầu khi viêm nha chu có thể người bệnh khó có thể nhận thấy các dấu hiệu cụ thể. Tuy nhiên, sau một thời gian nướu răng bắt đầu xuất hiện các túi nha chu có mủ, lợi bị sưng đỏ, không bám chắc vào chân răng. Viêm nha chu gây ra hôi miệng, răng dễ bị chảy máu, răng bị đau khi chạm vào. Do vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được chữa trị kịp thời.
Viêm tủy răng
Tủy răng là phần bên trong răng chứa các dây thần kinh và mạch máu. Khi vi khuẩn xâm nhập vào tủy, gây ra viêm tủy, răng sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm, đặc biệt khi chạm vào. Cơn đau có thể lan rộng từ vùng răng bị tổn thương đến toàn bộ hàm, đôi khi dẫn đến đau đầu.

Tình trạng răng ê buốt, răng bị đau khi chạm vào thường ở xuất hiện ở giai đoạn đầu của viêm tuỷ răng. Nếu tình trạng này kéo dài, tủy răng bị viêm nhiễm và hoại tử. Để tránh tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa khi nhận thấy những cơn đau răng bất thường
Các bệnh lý về nướu
Các bệnh lý về nướu như viêm nướu, tụt nướu cũng có thể là nguyên nhân khiến răng bị đau khi chạm vào. Viêm nướu xảy ra khi mảng bám tích tụ trên nướu, gây viêm và sưng, thậm chỉ là chảy máu chân răng. Tụt nướu làm cho phần chân răng lộ ra, khiến răng dễ bị đau khi có tác động.

Áp xe răng
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi có sự tích tụ mủ quanh chân răng hoặc nướu do vi khuẩn. Đây là một trong những bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Áp xe không chỉ gây đau dữ dội mà còn có thể dẫn đến sưng nướu, sốt và nguy cơ nhiễm trùng lan sang các vùng khác. Việc chạm vào răng khi bị áp xe sẽ làm cơn đau thêm dữ dội. Bên cạnh đó, bị áp xe răng có thể dẫn đến các vấn đề khác như men răng bị mòn, viêm nướu nặng, viêm xoang.

Mọc răng khôn
Răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi, khi mọc thường gây đau đớn vùng nướu. Trong một số trường hợp, do không đủ không gian, răng khôn thường mọc lệch, đâm vào các răng khác do vậy bạn sẽ bị đau khi chạm vào. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm nhiễm và sưng tấy ở vùng nướu quanh răng khôn.

Phương pháp điều trị răng bị đau khi chạm vào
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến răng bị đau khi chạm vào, với mỗi trường hợp khác nhau, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Do vậy, khi có các dấu hiệu đau răng bất thường bạn cần nhanh chóng đến các nha khoa uy tín để được thăm khám.
Với mỗi bệnh lý nha khoa, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:
- Sâu răng: Nếu răng bị đau do sâu răng, bác sĩ sẽ loại bỏ phần mô răng bị tổn thương và tiến hành trám răng để phục hồi hình dáng và chức năng của răng. Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, có thể cần điều trị tủy.
Xem thêm: Có nhất thiết phải nhổ răng sâu?
- Viêm nha chu: Viêm nha chu được điều trị bằng cách làm sạch mảng bám và cao răng tích tụ dưới đường viền nướu. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, bác sĩ có thể thực hiện các thủ thuật như nạo túi nha chu hoặc phẫu thuật để tái tạo lại mô nướu bị tổn thương.
Xem thêm: Điều trị viêm nha chu – Giải pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng
- Viêm tủy răng: Viêm tủy là một bệnh lý nghiêm trọng, cần điều trị tủy răng để loại bỏ phần tủy bị nhiễm trùng, sau đó sẽ được trám hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng khỏi bị tổn thương thêm.
- Các bệnh lý về nướu: Viêm nướu có thể được điều trị bằng việc làm sạch răng chuyên sâu, kết hợp với sử dụng thuốc chống viêm và các sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp. Tụt nướu có thể được cải thiện bằng các phương pháp phẫu thuật tái tạo nướu nếu cần thiết.
- Áp xe răng: Điều trị áp xe đòi hỏi phải loại bỏ mủ và làm sạch vùng nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ phải thực hiện rút tủy hoặc nhổ răng nếu răng bị tổn thương nghiêm trọng không thể cứu chữa.
- Mọc răng khôn: Nếu đau do mọc răng khôn, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn trong trường hợp răng mọc lệch hoặc mọc ngầm, để ngăn ngừa biến chứng lâu dài.
Xem thêm: Khi nào nên nhổ răng khôn?
Để ngăn ngừa cơn đau răng và duy trì sức khỏe răng miệng tốt, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày rất quan trọng. Nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ men răng.
Sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại giữa các kẽ răng. Nước súc miệng kháng khuẩn cũng giúp giảm nguy cơ viêm nướu và sâu răng.

Ngoài ra để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên đi khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Việc kiểm tra thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và điều trị kịp thời.
Tại Nha khoa An Phước, bạn sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nha khoa. Với trang thiết bị hiện đại và quy trình thăm khám tiêu chuẩn, An Phước cam kết mang lại cho bạn trải nghiệm dịch vụ an toàn, chất lượng.
Tình trạng răng đau bị khi chạm vào không nên coi thường, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề răng miệng tiềm ẩn. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ các nguyên nhân gây đau răng khi chạm, cũng như những biện pháp xử lý phù hợp.
Xem thêm: 7 Cách giảm đau răng nhanh nhất, an toàn tại nhà
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa An Phước để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời!