Bị tụt lợi có tự khỏi không? Cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả

Bị tụt lợi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Tình trạng này khiến chân răng lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra các vấn đề như ê buốt, viêm nhiễm và có nguy cơ mất răng. Vậy tụt lợi có tự khỏi không, cách chữa trị hiệu quả là gì? Hãy cùng nha khoa An Phước tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi hay còn gọi là tụt nướu, là tình trạng mà phần nướu xung quanh chân răng bị lùi xuống, khiến bề mặt chân răng lộ ra nhiều hơn. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi nướu bị tụt, chân răng dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, thức ăn và mảng bám, dẫn đến sâu răng, viêm nhiễm.

Tình trạng tụt lợi
Tình trạng tụt lợi

Bị tụt nướu răng thường đi kèm những triệu chứng như hôi miệng, chảy máu răng, sưng lợi,… Bệnh lý tụt nướu được chia thành 2 loại, bao gồm tụt nướu răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường và tụt lợi không thể quan sát bằng mắt thông thường do bị che phủ. Với trường hợp không nhận thấy bằng mắt thường, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán nhờ máy dò để đánh giá tình trạng tụt nướu.

Nguyên nhân răng bị tụt lợi

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thương nướu, dẫn đến tụt nướu răng. Khi lực chải quá mạnh, nướu bị mài mòn dần theo thời gian, khiến chân răng lộ ra nhiều hơn. Ngoài ra, việc không chải răng hoặc làm sạch kẽ răng đúng cách có thể khiến mảng bám tích tụ, gây viêm nhiễm và làm cho nướu bị tổn thương, dần dần tụt xuống.

Đánh răng không đúng cách dễ dẫn đến tụt nướu răng
Đánh răng không đúng cách dễ dẫn đến tụt nướu răng

Bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về nướu như viêm nướu, viêm nha chu cũng là nguyên nhân gây tụt lợi. Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu, phá hủy mô nâng đỡ răng, bao gồm cả nướu, dẫn đến tụt nướu. Các bệnh lý răng miệng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng.

viem-nha-chu-la-mot-can-benh-nguy-hiem
Viêm nha chu là một căn bệnh nguy hiểm

Xem thêm: Điều trị viêm nha chu – Giải pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thói quen xấu ảnh hưởng đến nướu

Các thói quen xấu như sử dụng chất kích thích, nghiến răng thường xuyên khiến răng yếu dần, dẫn đến răng bị tụt lợi. Hút thuốc lá làm suy giảm lưu thông máu đến nướu, khi bị tổn thương khiến nướu không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phục hồi sau. Điều này làm nướu trở nên yếu hơn, dễ bị viêm nhiễm hơn. 

Bên cạnh đó, thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng tạo ra áp lực mạnh lên răng và nướu, tạo ra những chấn thương. Áp lực này nếu diễn ra liên tục sẽ khiến nướu dần bị suy yếu, dễ bị co lại dẫn đến tình trạng tụt nướu, làm lộ chân răng.

nghien-rang-khi-ngu-gay-mat-rang
Nghiến răng khi ngủ là một trong những thói quen xấu sẽ phá hoại răng của bạn

Sự thay đổi nội tiết

Ở phụ nữ, sự thay đổi nội tiết trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, mãn kinh có thể khiến nướu trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm hơn, từ đó gây tụt lợi. Khi nội tiết thay đổi, nướu dễ bị sưng viêm nếu không có kế hoạch điều trị sẽ dẫn đến việc nướu dần dần bị tụt xuống.

Yếu tố di truyền

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bị lộ chân răng quá sâu. Nếu trong gia đình có người bị vấn đề về nướu, nguy cơ tụt lợi chân răng ở thế hệ sau có thể cao hơn người bình thường. Một số người có nướu mỏng tự nhiên hoặc cấu trúc nướu yếu cũng dễ bị tụt hơn so với người khác.

Bị tụt lợi có tự khỏi không?

Tụt lợi là một vấn đề răng miệng nghiêm trọng và không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp của bác sĩ. Khi nướu đã bị tụt xuống sẽ không có khả năng tự phục hồi về vị trí ban đầu. Lý giải cho tình trạng này là do mô nướu không có khả năng tái sinh tự nhiên sau khi đã bị tổn thương.

Nếu tình trạng lợi bị tụt không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn theo thời gian. Phần chân răng bị lộ ra sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ đặc biệt là khi ăn uống. Răng dễ cảm thấy ê buốt, đau nhức, viêm nhiễm và có nguy cơ cao gây mất răng.

Cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả

Cách chữa ở mức độ nhẹ

Với các trường hợp tụt lợi chân răng ở mức độ nhẹ, chỉ xảy ra ở một hoặc vài răng, phần chân răng lộ ra không quá nhiều, nướu vẫn còn bám vào chân răng, phương pháp điều trị chủ yếu là lấy sạch cao răng và sử dụng gel fluoride hoặc thuốc trị viêm nướu. 

Trong trường hợp phần cổ răng bị mòn vẹt nhẹ, chân răng lộ ra ngoài, bác sĩ sẽ hiệu áp dụng kỹ thuật hàn trám răng thẩm mỹ. Đây là phương pháp sử dụng vật liệu trám nha khoa chuyên dụng để lấp đầy những vùng cổ răng bị mòn, đồng thời che phủ phần chân răng bị lộ. 

Trám cổ chân răng điều trị tụt lợi mức độ nhẹ
Trám cổ chân răng điều trị tụt lợi mức độ nhẹ

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng nước súc miệng chứa thành phần kháng khuẩn cũng giúp kiểm soát vi khuẩn trong khoang miệng. Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều đường và axit, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường sức khỏe nướu.

Cách chữa ở mức độ nặng

Khi tụt lợi đã ở mức độ nặng, chân răng lộ rõ và có triệu chứng viêm nhiễm, ê buốt, các biện pháp điều trị cơ bản không còn hiệu quả. Lúc này, cần phải áp dụng phương pháp chữa trị chuyên sâu từ nha sĩ. Có ba cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả:

  • Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu (nạo túi nha chu)

Phương pháp này nhằm loại bỏ các túi nha chu giả hoặc thu nhỏ kích thước. Khi tụt nướu xảy ra, vi khuẩn có hại dễ tích tụ trong túi nha chu sâu, gây viêm nhiễm, phá hủy cấu trúc mô nướu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ nạo sạch các túi này, loại bỏ vi khuẩn và phần mô bị tổn thương, sau đó khâu mô nướu lại sát chân răng. 

  • Phẫu thuật ghép nướu tự thân

Đây là một phương pháp được áp dụng khi phần mô nướu đã bị tụt quá nhiều, không thể tự hồi phục. Bác sĩ sẽ sử dụng mô ghép từ những vị trí khác trong khoang miệng của bệnh nhân, thường là từ vòm miệng, để bù đắp cho vùng nướu bị thiếu hụt. Mô ghép này có khả năng tái tạo và phục hồi, giúp khôi phục chức năng, tính thẩm mỹ của nướu. 

  • Phẫu thuật ghép xương

Trong các trường hợp lợi bị tụt quá nặng, xương ổ răng đã bị phá hủy do viêm nha chu, phương pháp ghép xương được chỉ định. Quá trình này giúp tái tạo lại xương bị mất, cung cấp nền tảng vững chắc cho chân răng và nướu. Bác sĩ sẽ lựa chọn vật liệu ghép xương phù hợp, bao gồm xương tự thân, xương nhân tạo, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Phẫu thuật ghép xương không chỉ ngăn ngừa mất răng mà còn hỗ trợ việc giữ chân răng ổn định.

Tóm lại, trước khi thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào, nha sĩ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá mức độ tụt lợi, tình trạng sức khỏe tổng thể của răng miệng và các vấn đề liên quan. Từ đó, sẽ đưa ra phương án phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá mức độ tụt lợi
Bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng để đánh giá mức độ tụt lợi

Việc can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng tụt nướu răng, đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển, tái phát trong tương lai.

Giải pháp phòng ngừa bị tụt lợi

Phòng ngừa tụt lợi là biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Một số giải pháp phòng ngừa tụt nướu cần lưu ý: 

  • Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Quan trọng là không chải quá mạnh để tránh làm tổn thương nướu. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày để làm sạch kẽ răng, nơi mà bàn chải không thể tiếp cận. Điều này giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa viêm nhiễm. Kết hợp với nước súc miệng kháng khuẩn để diệt khuẩn và làm sạch toàn diện khoang miệng.
  • Hạn chế thói quen xấu như hút thuốc lá, nghiến răng, sử dụng tăm xỉa răng quá mạnh. 
  • Khám nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những vấn đề về nướu và răng. Nha sĩ sẽ giúp làm sạch vôi răng, kiểm tra tình trạng nướu, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa nếu có dấu hiệu của tụt lợi.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D và canxi vào chế độ ăn uống hàng ngày để giúp củng cố sức khỏe nướu, xương răng. Tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, axit.
Nên đến nha khoa khám răng định kỳ mỗi 6 tháng
Nên đến nha khoa khám răng định kỳ mỗi 6 tháng

Tụt lợi là một vấn đề nha khoa nghiêm trọng, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, với phương pháp nha khoa hiện đại, tình trạng này hoàn toàn có thể được kiểm soát và khắc phục hiệu quả khi điều trị sớm.

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tụt lợi hoặc có dấu hiệu bất thường về răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ ngay Nha khoa An Phước để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn