Đau răng là tình trạng khá phổ biến không chỉ gây cảm giác khó chịu, mà còn ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Khi cơn đau xuất hiện, việc tìm kiếm giải pháp giảm đau nhanh chóng và an toàn tại nhà trước khi thăm khám tại nha khoa trở nên vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, nha khoa An Phước chia sẻ 7 cách giảm đau răng hiệu quả, an toàn.
Nguyên nhân gây đau răng
Đau răng là một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp, ảnh hưởng đến việc ăn uống, gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, việc hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp chúng ta tìm được cách điều trị phù hợp.
- Sâu răng: Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng. Khi vi khuẩn trong miệng phân huỷ đường và tinh bột từ thức ăn, sản sinh ra axit, tấn công men răng, hình thành lỗ sâu. Khi sâu răng tiến sâu vào ngà răng hoặc tuỷ răng, cơn đau sẽ xuất hiện do dây thần kinh bị kích thích.
- Viêm nướu: Viêm nướu xảy ra khi vi khuẩn tích tụ quanh chân răng và nướu, gây viêm nhiễm.
- Áp xe răng: Đây là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở chân răng hoặc nướu, dẫn đến sưng tấy, đau nhức dữ dội.
- Viêm tuỷ răng: Tuỷ răng là phần mềm chứa các dây thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng răng. Khi tuỷ răng bị viêm do sâu răng hoặc chấn thương, người bệnh thường cảm thấy đau dữ dội, nhất là khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
- Mọc răng khôn: Khi mọc răng khôn, đặc biệt răng mọc lệch thường gây đau ở vùng nướu, hàm. Cơn đau có thể lan ra xung quanh khu vực má, tai, gây cảm giác khó chịu kéo dài.
Xem thêm: Nên ăn gì khi mọc răng khôn để bớt đau?
- Chấn thương do tai nạn: Răng bị chấn thương do tai nạn hoặc nứt răng có thể gây đau răng, đặc biệt khi ăn nhai. Vết nứt trên răng thường khó phát hiện nhưng gây ra cơn đau nhói, nhất là khi ăn đồ lạnh hoặc cứng.
Xem thêm: Răng bị đau khi chạm vào có nguy hiểm không?
7 Cách giảm đau răng nhanh nhất, an toàn tại nhà
Súc miệng với nước muối
Súc miệng bằng nước muối ấm là cách giảm đau răng truyền thống giúp chống viêm hiệu quả. Nước muối có khả năng sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm sưng đau do vi khuẩn gây ra.
Hòa tan 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây để giảm đau răng. Lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là một cách trị đau răng hiệu quả để giảm đau, sưng tấy. Hơi lạnh sẽ giúp co mạch máu, làm giảm viêm nhanh chóng. Bạn có thể bọc một túi đá nhỏ trong khăn mềm sau đó đặt lên vùng má gần răng đau trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm đau hiệu quả.
Mẹo chữa đau răng bằng đinh hương
Sử dụng đinh hương là một trong những cách giảm đau răng tại nhà được nhiều người áp dụng. Đinh hương chứa một hợp chất tự nhiên gọi là Eugenol, có tính chất gây tê và chống viêm giúp giảm đau răng.
Để chữa đau răng bằng đinh hương, ngâm một ít bông gòn vào tinh dầu đinh hương, sau đó đặt lên vị trí răng đau trong vài phút. Nếu không có dầu đinh hương, có thể nhai nhẹ một nụ đinh hương khô để tinh dầu lan ra giúp giảm đau.
Cách trị đau răng bằng nha đam
Nha đam không chỉ có tác dụng làm dịu vết thương trên da mà còn có khả năng giảm viêm, do vậy sử dụng nha đam là cách giảm đau răng phổ biến. Gel nha đam có đặc tính kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể lấy một ít gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng nướu hoặc răng bị đau để giảm đau, sưng tấy.
Dùng tinh dầu cỏ xạ hương (thyme) chữa đau răng
Tinh dầu cỏ xạ hương có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm đau răng hiệu quả. Cỏ xạ hương chứa ba thành phần chính là Thymol, Carvacrol, Eugenol có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ răng miệng và được sử dụng như cách trị đau răng khẩn cấp tại nhà.
Để giảm cơn đau răng, bạn có thể pha loãng tinh dầu cỏ xạ hương với nước, sau đó dùng bông gòn thấm và đặt lên vùng răng đau. Ngoài ra, cũng có thể súc miệng với hỗn hợp này để giảm viêm hiệu quả.
Sử dụng tinh dầu lá chanh
Cách chữa đau răng tại nhà bằng tinh dầu lá chanh là một giải pháp hiệu quả cho những ai đang bị đau, nhức răng. Tinh dầu lá chanh có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn, nên thường được sử dụng để giảm đau răng, tình trạng ê buốt hiệu quả. Để sử dụng tinh dầu lá chanh giảm đau răng, đầu tiên rửa sạch lá chanh, đun sôi 1 lít nước với 1 muỗng cà phê muối.
Sau đó cho lá chanh vào nấu 10 – 15 phút, để nguội và lọc lấy nước. Khi sử dụng, cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó dùng tăm bông thấm tinh dầu, nhẹ nhàng chấm lên vùng răng đau.
Thuốc giảm đau răng
Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen hoặc Paracetamol để tạm thời làm giảm cơn đau. Đây là cách giảm đau răng nhanh nhất tại nhà. Tuy nhiên, với phương pháp này cần tuân thủ liều lượng được hướng dẫn và chỉ sử dụng như một giải pháp tạm thời trước khi gặp bác sĩ nha khoa.
Lưu ý khi sử dụng mẹo chữa đau răng tại nhà
- Các cách giảm đau răng tại nhà chỉ là giải pháp tạm thời để làm dịu cơn đau trước khi có thể đến gặp bác sĩ. Nếu cơn đau kéo dài hơn 1 – 2 ngày, hoặc kèm theo triệu chứng như sưng nướu, sốt, mùi hôi từ miệng, bạn nên gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Những dấu hiệu này có thể báo hiệu một vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng hoặc áp xe răng.
- Các mẹo chữa đau răng tự nhiên như sử dụng tinh dầu, nước muối,… có thể mang lại hiệu quả giảm đau, nhưng không nên lạm dụng hoặc dùng trong thời gian dài. Một số nguyên liệu có thể gây kích ứng nếu sử dụng quá liều.
- Các mẹo giảm đau răng tại nhà chỉ nên được sử dụng như một biện pháp hỗ trợ. Chữa trị tại nha khoa vẫn là cách duy nhất để giải quyết triệt để vấn đề về răng miệng. Đặc biệt, những trường hợp đau răng do sâu răng, viêm tuỷ hoặc áp xe cần được can thiệp y tế, tránh để lại biến chứng nguy hiểm.
Dù đang gặp phải tình trạng đau răng, việc duy trì vệ sinh răng miệng vẫn rất quan trọng. Đánh răng nhẹ nhàng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám.
Trong thời gian bị đau răng, nên hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống có tính chất gây kích ứng như đồ ăn quá lạnh, quá nóng, thức ăn ngọt hoặc có nhiều axit. Những thực phẩm này có thể làm tình trạng đau răng trở nên tồi tệ hơn.
Đau răng là vấn đề không nên xem nhẹ tiềm ẩn nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Các cách giảm đau răng tại nhà chỉ là giải pháp tạm thời trước khi đến nha khoa điều trị. Do vậy, để bảo vệ sức khoẻ răng miệng lâu dài, nên có thăm khám nha khoa khi cơn đau kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường.