Niềng răng không nên ăn gì? Những lưu ý về thực đơn của người mới niềng răng

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG

  • Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
  • Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
  • Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt

Niềng răng không nên ăn gì?” luôn là nỗi băn khoăn của nhiều khách hàng niềng răng. Một thực đơn ăn uống phù hợp với người niềng răng nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, các khí cụ niềng răng được bảo vệ.

Nếu bạn là người đang niềng răng và chưa biết xây dựng thực đơn ăn uống như thế nào, theo dõi bài viết sau cùng nha khoa An Phước nhé!

Vì sao cần chú ý đến thực đơn khi niềng răng? 

Khi bắt đầu niềng răng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Vậy niềng răng không nên ăn gì? Vì sao cần chú ý đến thực đơn khi mới niềng răng? 

Một chế độ ăn phù hợp không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác khó chịu mà còn bảo vệ răng, nướu khỏi những tổn thương. Vì vậy, khi niềng răng bận cần chú ý đến thực đơn của mình.

Trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, việc đeo khí cụ nha khoa có thể gây ra cảm giác khó chịu. Hệ thống khí cụ niềng răng bao gồm các dây cung, mắc cài, các dụng cụ hỗ trợ khác, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn, vướng víu hơn. Những thực phẩm cứng, dai hoặc dính có thể làm hỏng khí cụ, do đó cần hết sức chú ý về loại thực phẩm phù hợp trong giai đoạn này.

Cần chú ý ăn uống trong quá trình niềng răng
Cần chú ý ăn uống trong quá trình niềng răng

Khi niềng răng thường gây ra hiện tượng đau nhức, đặc biệt là sau mỗi lần điều chỉnh dây cung. Bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm và dễ nhai sẽ giúp giảm bớt áp lực lên răng và nướu, làm giảm cảm giác khó chịu.

Khí cụ niềng răng có thể gây ra những vết trầy xước trên nướu nếu không cẩn thận. Việc ăn những thực phẩm quá cứng hoặc có góc cạnh sắc nhọn có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn cho nướu và các mô mềm xung quanh. 

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình niềng răng, một chế độ ăn uống phù hợp còn giúp bảo vệ các khí cụ niềng răng trong tình trạng tốt nhất. Tránh các thực phẩm có thể làm hỏng hoặc làm rơi mắc cài, dây cung.

Chế độ ăn uống hợp lý không chỉ tốt cho quá trình niềng răng mà còn giúp bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe, cơ thể đủ năng lượng trong suốt quá trình chỉnh nha.

Xem thêm: Nên ăn gì khi niềng răng để đạt hiệu quả tối ưu?

Niềng răng không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm cứng, dẻo

Thực phẩm cứng, dẻo là nguyên nhân lớn nhất của việc làm bung khí cụ niềng răng trong quá trình điều trị. Những loại thực phẩm này có thể gây hư hỏng dây cung, làm bung mắc cài. Các loại thực phẩm cứng, dẻo như kẹo mút, kẹo cao su,… rất dễ dính vào mắc cài, tạo ra áp lực lên khí cụ. 

Các thực phẩm hạt như hạnh nhân, quả óc chó hay các loại đậu khô cũng nên tránh vì chúng cần lực cắn mạnh, dễ làm hỏng khí cụ. Nên hạn chế các loại bánh giòn, bỏng ngô vì có thể vỡ thành những mảnh nhỏ, dễ mắc kẹt vào mắc cài, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Cần hạn chế những thực phẩm cứng, dẻo khi niềng răng
Cần hạn chế những thực phẩm cứng, dẻo khi niềng răng

Các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra sự co giãn đột ngột của dây cung và mắc cài, làm tăng nguy cơ hư hỏng khí cụ. Kem, đá viên, mặc dù hấp dẫn, nhưng sự lạnh đột ngột có thể làm dây cung co lại, gây ra cảm giác đau cho bạn.

Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không tốt cho răng niềng
Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ không tốt cho răng niềng

Ngược lại, thực phẩm quá nóng như súp nóng, cà phê nóng có thể làm dây cung giãn nở, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng. Ngoài ra, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm tăng cảm giác ê buốt, làm tổn thương nướu.

Các loại thực phẩm dầu mỡ, nhiều đường

Thực phẩm dầu mỡ và nhiều đường không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây hại cho răng miệng, đặc biệt là khi bạn đang niềng răng. Các nhóm thực phẩm dầu mỡ như đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ, có thể dễ dàng dính vào mắc cài gây khó khăn trong việc vệ sinh và làm tăng nguy cơ sâu răng. 

Các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có gas,… tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến sâu răng và viêm nướu. Đặc biệt, nước ngọt có gas chứa axit, có thể làm mòn men răng, làm hỏng khí cụ niềng răng.

Thực phẩm nhiều đường có nguy cơ làm răng niềng bị sâu
Thực phẩm nhiều đường có nguy cơ làm răng niềng bị sâu

Việc điều chỉnh chế độ ăn uống không chỉ giúp bảo vệ khí cụ niềng răng mà còn giảm thiểu sự tổn thương cho răng nướu, giúp bạn có trải nghiệm niềng răng dễ chịu hơn thúc đẩy quá trình niềng răng nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn.

Những lưu ý về thực đơn của người mới niềng răng

Đảm bảo ăn đồ mềm

Khi mới niềng răng, răng và nướu thường nhạy cảm, dễ bị ê buốt. Vì vậy, việc chọn các loại thực phẩm mềm là rất cần thiết để giảm áp lực lên răng và khí cụ niềng.

Các món như cháo, súp, sữa chua,… là những lựa chọn tuyệt vời vì chúng dễ nhai nuốt, giúp hạn chế tối đa sự va chạm, ma sát với mắc cài. Sinh tố cũng là một giải pháp tốt, món ăn này cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất từ trái cây mà không cần phải cắn hay nhai quá nhiều.

nguoi-nieng-rang-nen-an-thuc-an-mem
Nên ăn các món ăn mềm, dễ nhai trong giai đoạn niềng răng

Thực phẩm được chế biến cẩn thận

Ngoài việc lưu ý niềng răng không nên ăn gì, bạn cũng cần chú ý đến cách chế biến thức ăn cho người niềng răng. Việc chế biến thực phẩm cẩn thận là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ khí cụ niềng. Các thực phẩm nên được nấu chín kỹ, xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ để giảm thiểu việc cắn và nhai mạnh. Điều này giúp tránh tình trạng đau nhức.

Ví dụ, thịt gà có thể được hầm mềm hoặc xay nhuyễn, rau củ có thể được luộc hoặc hấp chín rồi cắt nhỏ. Những món ăn được chế biến cẩn thận không chỉ dễ ăn mà còn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.

Cung cấp đủ đạm, khoáng chất, vitamin

Dù có niềng răng hay không, việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như đạm, khoáng chất và vitamin là rất quan trọng. Những món ăn như thịt gà, cá và trứng,… là những nguồn thực phẩm giàu protetin, giúp cơ thể phục hồi. 

Các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh, các loại trái cây giàu vitamin C sẽ giúp nướu khỏe mạnh, hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng.

rau-cu-qua-nuoc-ep
Người niềng răng nên ăn nhiều rau củ, uống nước trái cây để bổ sung vitamin

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Canxi là một khoáng chất quan trọng giúp xương và răng chắc khỏe. Khi niềng răng, việc bổ sung canxi là rất cần thiết để đảm bảo răng khỏe mạnh. Các món ăn chế biến từ sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là những nguồn cung cấp canxi lớn.

Bạn cần lưu ý cung cấp đủ canxi trong các bữa ăn hàng ngày, điều này giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và hỗ trợ quá trình niềng răng hiệu quả hơn

Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý những món ăn tốt cho người niềng răng

Niềng răng không nên ăn gì? Việc điều chỉnh chế độ ăn uống khi niềng răng không chỉ giúp bảo vệ khí cụ niềng mà còn giảm thiểu cảm giác đau đớn. Niềng răng không nên ăn gì, nên ăn thực phẩm nào là những điều mà bất kỳ ai trong quá trình chỉnh nha nên quan tâm. Khi chú ý đến thực đơn không chỉ giúp quá trình niềng răng thuận lợi hơn mà còn giúp bạn duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng. 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của nha khoa An Phước sẽ giúp bạn biết cách lên thực đơn phù hợp khi niềng răng, đảm bảo một sức khỏe tốt nhất trong hành trình này.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0