Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG
- Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
- Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
- Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt
“Nên ăn gì khi niềng răng?”, “Niềng răng cần xây dựng thực đơn như thế nào?”, “Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến kết quả niềng răng không?”,…- Đó là những trăn trở của hầu hết những người đang dấn thân vào con đường làm đẹp nụ cười. Vậy để giải đáp những thắc mắc ấy, Nha Khoa An Phước mời bạn đến với bài viết sau.
Bản chất của răng khi niềng
Vào những ngày đầu tiên khi vừa niềng, răng thường gặp phải tình trạng ê buốt âm ỉ,…Nguyên nhân là do răng và hàm vẫn chưa quen với lực tác động của dây cung. Tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng, có người sau khi niềng răng sẽ chỉ thấy hơi đau, ê ở mức độ nhẹ, có người không hề trải qua tình trạng này.
Sau một vài tuần, khi răng đã quen dần thì việc đeo mắc cài sẽ trở nên hoàn toàn bình thường, cảm giác lộm cộm, khó chịu dần vơi mất và ăn nhai cũng trở nên thoải mái hơn.
Lý do cần phải chú ý thực đơn ăn uống trong khi niềng răng là vì răng miệng sẽ phải gắn bó với bộ khí cụ chỉnh nha trong thời gian dài. Nếu không chú ý ăn uống sẽ khiến kết quả niềng răng không như mong đợi. Ngoài ra, cẩn trọng trong ăn uống cũng giúp ngăn ngừa những bệnh lý về răng miệng.
Nên ăn gì khi niềng răng?
Dù ở giai đoạn vừa mới niềng răng hay đã đến thời gian răng niềng ổn định, bạn cần xây dựng và tuân thủ theo những thực đơn dành riêng cho người niềng răng nhằm đạt hiệu quả niềng tối đa. Sau đây là gợi ý của chúng tôi về những món ăn tốt cho răng niềng theo từng giai đoạn:
Giai đoạn răng vừa niềng
Răng khi vừa niềng sẽ rất nhạy cảm, khoang miệng cũng có cảm giác khó chịu do chưa thích nghi. Thực đơn trong giai đoạn này sẽ cần lưu ý kỹ, đảm bảo tiêu chí mềm, dễ nhai nuốt và cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản: nhóm tinh bột, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin.
- Các thực bổ sung tinh bột: Cháo, súp, cơm mềm hoặc các món ngũ cốc nấu nhừ dễ ăn.
- Các thực phẩm giàu đạm: Thịt heo, thịt bò, hải sản,… cung cấp protein và vi chất. Khi ăn cần nấu mềm, hầm hoặc luộc nhừ và thái nhỏ.
- Các thực phẩm chứa chất béo: Trứng, sữa và các sản phẩm từ trứng, sữa như phô mai, bơ, sữa uống nguyên chất, sữa chua, bánh bông lan,…là những thực phẩm không thể thiếu trong quá trình niềng răng.
- Các thực phẩm cung cấp vitamin: Khi thiếu vitamin thì nướu răng sẽ dễ chảy máu. Đặc biệt khi niềng răng, chảy máu sẽ khó lành hơn bình thường. Rau củ quả, sinh tố, nước ép trái cây là những thực phẩm tuyệt vời cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Giai đoạn răng đã ổn định
Khoảng 1 tháng sau khi niềng, răng đã vào giai đoạn ổn định, việc ăn uống sẽ không còn trở ngại nữa. Tuy nhiên, răng vẫn rất dễ tổn thương. Bạn cần duy trì thực đơn cung cấp đủ 4 nhóm chất, có thể ăn đa dạng hơn nhưng phải tránh ăn thực phẩm quá cứng.
Hơn nữa, bạn nên ăn nhiều hơn các loại thức ăn chứa hàm lượng protein, canxi, magie cao như: trứng, sữa, tôm, cua, ngũ cốc… để răng thêm chắc khỏe.
Một số điều cần lưu ý
Nên kiêng ăn những loại thực phẩm nào?
Ngoài việc tuân theo và duy trì thực đơn những món ăn tốt cho răng niềng, người niềng răng còn phải lưu ý tránh dùng những loại thực phẩm sau:
- Các món ăn dai và dẻo: bánh nếp, bánh dày, xôi chiên,…
- Các món ăn cứng, khó nhai: kẹo, đá viên, xương sụn,…
- Các món ăn giòn: bỏng ngô, khoai tây chiên, đồ chiên giòn,…
- Các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh: lẩu, canh nóng, kem, đá bào,…
- Các món ăn cần phải nhai nhiều: bắp luộc, táo, cánh gà,…
Cần kết hợp chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
Để kết quả niềng răng như mong muốn, cần kết hợp việc ăn uống với việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Một số lưu ý dưới đây có thể phần nào giúp bạn chăm sóc răng niềng tốt hơn:
- Dùng bàn chải có lông mềm, đầu nhỏ để đánh răng với tần suất 2- 3 lần/ngày. Thay bàn chải thường xuyên ít nhất 3 tháng/ lần.
- Dùng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa, máy tăm nước chuyên dụng để lấy hết mảng bám và thức ăn còn sót lại trong kẽ răng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride.
- Đánh răng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp lấy đi hết vết bẩn dính trên các mắc cài, dây cung.
- Tái khám đúng thời gian chỉ định để được bác sĩ chăm sóc và khắc phục sự cố xảy ra (nếu có).
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi “Niềng răng nên ăn gì?” cũng như giải toả những băn khoăn bấy lâu. Hy vọng rằng những thông tin Nha Khoa An Phước cung cấp có thể giúp cho bạn chăm sóc răng niềng thật đúng cách là đạt kết quả mỹ mãn sau khoảng thời gian niềng.