Khớp cắn ngược có nguy hiểm không? Nguyên nhân, phương pháp điều trị

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG

  • Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
  • Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
  • Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt

Tình trạng sai lệch khớp cắn – khớp cắn ngược là một trong những dị tật về răng hàm mặt nghiêm trọng. Cắn ngược không chỉ làm mất thẩm mỹ cho gương mặt mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, dễ dẫn đến những biến chứng, bệnh lý răng miệng. Do vậy, cần phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng.

Vậy khớp cắn ngược có những tác hại nào? Nguyên nhân và phương pháp điều trị ra sao? Theo dõi bài viết này của nha khoa An Phước để có thêm thông tin nhé!

Thế nào là khớp cắn ngược?

Cắn ngược hay còn gọi là móm, khiến gương mặt mất cân xứng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như giao tiếp hàng ngày. Người bị khớp cắn ngược có thể nhận thấy tình trạng khớp cắn hàm trên cụp sâu vào bên trong, hàm dưới bao phủ gần hết phần răng hàm trên. 

Tình trạng khớp cắn ngược
Tình trạng khớp cắn ngược

Bạn có thể nhận biết tình trạng bị móm với những đặc điểm sau đây:

  • Răng cắn ở hàm dưới có xu hướng bị nhô lên, gây tác động mạnh đến răng hàm trên.
  • Phần răng dưới chìa ra nhiều, bao phủ những chiếc răng hàm trên, có thể nhận thấy răng hàm trên bị lùi vào trong.
  • Hai hàm răng không thể chạm vào nhau, các răng hàm dưới có kích thước nhỏ hơn hàm trên.
  • Khi nhìn ở góc nghiêng, phần cằm bị nhô ra phía trước, đường trán – mũi – cằm không nằm trên một mặt phẳng.

Tác hại của khớp cắn ngược đến sức khỏe

Ảnh hưởng chức năng ăn nhai 

Khi bị khớp cắn ngược, hai hàm không thể chạm vào nhau và điều này ảnh hưởng rất lớn đến chức năng ăn nhai, đặc biệt là chức năng của răng cửa. Khả năng cắn thức ăn bằng răng cửa sẽ không được như người bình thường, tình trạng này lâu ngày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn làm tổn thương phần xương hàm.

Ảnh hưởng đến phát âm

Để phát âm được tròn vành, rõ chữ cần có sự kết hợp giữa lưỡi, răng và sự chuyển động của hàm. Do vậy, khi bị khớp cắn ngược việc phát âm sẽ gặp khó khăn, khuôn miệng bị lệch, méo sẽ khiến người bị móm nói ngọng, nói không rõ từ và bị nuốt âm.

Nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng

Người bị khớp cắn ngược sẽ khó khăn hơn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Khi thao tác, bàn chải răng khó luồng sâu vào các kẽ răng, chân răng, do vậy dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, hình thành mảng bám. Tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…

Khớp cắn ngược có thể dẫn đến những bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Khớp cắn ngược có thể dẫn đến những bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Mất thẩm mỹ gương mặt

Gương mặt khi răng bị khớp cắn ngược thường tạo cảm giác mặt bị gãy do phần cằm bị chìa ra phía trước. Khuôn mặt có xu hướng dài hơn, mất cân đối, già hơn so với tuổi thật. Bạn có thể dễ dàng nhận biết được người bị móm, mặt thường bị lệch sang một bên.

Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối
Khớp cắn ngược khiến khuôn mặt mất cân đối

Nguyên nhân của khớp cắn ngược

Nguyên nhân gây nên khớp cắn ngược có thể xuất phát từ di truyền, thói quen sinh hoạt hoặc một số tác động ngoại lực. Tựu trung, về cấu trúc hình dáng thì tình trạng khớp cắn ngược do các nguyên nhân sau:

  • Khớp cắn ngược do răng: Các nhóm răng cửa phía trước của hàm dưới có xu hướng đưa ra bên ngoài, bao lấy hàm trên. Điều này có thể xuất phát từ việc răng cửa hàm trên mặt mọc chậm so với răng cửa hàm dưới. Ngoài ra, các thói quen xấu khi còn nhỏ như sử dụng lưỡi đẩy ti giả, mút ngón tay thường xuyên, bú bình trong thời gian dài,… sẽ khiến hàm trong quá trình phát triển bị trượt ra trước làm tăng nguy cơ khớp cắn ngược.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược
  • Khớp cắn ngược do xương hàm: Khi xương hàm trên  phát triển bất thường, chậm phát triển hơn hàm dưới sẽ dẫn đến khớp cắn ngược. Lúc này, xương hàm trên không đảm bảo kích thước so với hàm dưới, răng cửa lùi vào trong và không cân xứng từ đó tạo ra móm.

Phương pháp điều trị khớp cắn ngược

Niềng răng

Với những trường hợp bệnh nhân có khớp cắn ngược nhẹ, sai khớp cắn mức độ vừa phải, điều trị khớp cắn chéo thì nha sĩ sẽ tư vấn thực hiện chỉnh nha bằng phương pháp niềng răng. Tùy vào tình trạng răng miệng và nhu cầu của khách hàng mà có thể lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài, niềng răng trong suốt.

Niềng răng móm mắc cài kim loại
Niềng răng móm mắc cài kim loại

Phương pháp điều trị khớp cắn ngược bằng niềng răng mang lại hiệu quả cao, đặc biệt khi được thực hiện ở độ tuổi từ 12 – 16, giai đoạn xương hàm đang trong quá trình phát triển. Thời gian thực hiện chỉnh nha khớp cắn ngược tùy vào tình trạng răng, dao động từ khoảng 1 – 2 năm.

Xem thêm: Răng móm có niềng được không? Nên niềng răng móm ở đâu?

Phẫu thuật hàm móm

Phẫu thuật hàm móm hay phẫu thuật khớp cắn ngược trong trường hợp răng hàm phát triển quá mạnh, gây dị tật khe hở vòm miệng không thể điều trị bằng cách niềng răng. Vậy nên, phương pháp phẫu thuật hàm móm là giải pháp tối ưu trong trường hợp này.

Phẫu thuật chỉnh sửa hàm nhằm làm cho tương quan giữa hai hàm cân đối, hài hòa với nhau. 

Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện điều chỉnh khung hàm, đưa hàm dưới về đúng khớp cắn chuẩn. Nhờ vậy, gương mặt sẽ được phục hồi về hình dáng tự nhiên, cải thiện thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Phương pháp chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân trưởng thành, khi đảm bảo cấu trúc xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh để không xảy ra các sai lệch sau phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin về tình trạng khớp cắn ngược mà nha khoa An Phước chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về dị tật răng hàm mặt khớp cắn ngược, từ đó có thể chủ động lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Phương pháp để có khớp cắn chuẩn

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn về tình trạng khớp cắn ngược hoặc sức khỏe răng miệng, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa An Phước để được tư vấn nhanh nhất.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0