Răng sứ có bị ố vàng không? Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng sứ thẩm mỹ là lựa chọn phổ biến giúp mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho hàm răng, nhưng liệu theo thời gian răng sứ có bị ố vàng không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi quyết định làm răng sứ.

Trong bài viết này, nha khoa An Phước sẽ cùng bạn tìm câu trả lời cũng như tìm hiểu nguyên nhân khiến răng sứ bị ố vàng và đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả.

Răng sứ có bị ố vàng không?

Răng sứ thẩm mỹ là lựa chọn phổ biến cho những ai muốn cải thiện thẩm mỹ và chức năng của hàm răng. Tuy nhiên, một câu hỏi thường gặp là “liệu răng sứ có bị ố vàng không?”.

Răng sứ, đặc biệt là răng toàn sứ, thường ít bị ố vàng hơn so với răng thật. Vật liệu sứ có đặc tính chống thấm tốt, bề mặt trơn láng, giúp hạn chế việc hấp thụ màu từ thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, dưới tác động của thời gian và một số yếu tố khác, răng sứ vẫn có thể bị đổi màu.

Răng sứ có thể bị đổi màu do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau
Răng sứ có thể bị đổi màu do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau

Răng sứ có bị ố vàng không là do nhiều yếu tố quyết định đến sự thay đổi màu sắc. Các yếu tố như chất lượng mão sứ, kỹ thuật làm răng và thói quen chăm sóc răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho răng sứ luôn trắng sáng. Răng sứ kém chất lượng hoặc không được chăm sóc đúng cách có thể bị ố vàng, mặc dù khả năng này thấp hơn so với răng tự nhiên.

Khi răng sứ bị ố vàng có thể gây ra một số vấn đề như:

  • Giảm tự tin: Nụ cười với răng sứ bị ố vàng có thể khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Một hàm răng sứ sáng bóng và đều màu giúp tạo ấn tượng tốt, ngược lại, răng sứ bị ố vàng có thể làm giảm đi nét đẹp tổng thể của khuôn mặt.
  • Dấu hiệu răng sứ kém chất lượng: Răng sứ bị ố vàng có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác như mão sứ chất lượng kém hoặc kỹ thuật nha khoa chưa đạt chuẩn. Điều này cần được kiểm tra và khắc phục kịp thời.

Nguyên nhân răng sứ bị ố vàng

Chất lượng mão sứ kém

Răng sứ có bị ố vàng không liên quan phần lớn đến chất lượng của mão sứ. Chất lượng mão sứ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì màu sắc trắng sáng của răng sứ. Nếu mão sứ được làm từ vật liệu kém chất lượng, không chỉ dễ bị ố vàng mà còn nhanh chóng bị mài mòn, làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Mão sứ chất lượng thấp thường có khả năng chống thấm kém, dễ hấp thụ màu từ thực phẩm.

Tình trạng ố vàng xảy ra là dấu hiệu của răng sứ kém chất lượng
Tình trạng ố vàng xảy ra là dấu hiệu của răng sứ kém chất lượng

Nha khoa thực hiện sai kỹ thuật

Quy trình làm răng sứ đòi hỏi kỹ thuật chính xác và kinh nghiệm của bác sĩ nha khoa. Nếu kỹ thuật làm răng không đúng chuẩn răng sứ sẽ dễ bị ố vàng. Ngoài ra, quá trình làm răng sứ thẩm mỹ không được thực hiện trong môi trường vô trùng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, làm cho răng sứ bị ố vàng và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Việc chăm sóc răng sứ cũng quan trọng như chăm sóc răng tự nhiên. Nếu không thực hiện đúng cách, răng sứ dễ bị ố vàng, xỉn màu. Các thói quen chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể là từ việc không đánh răng đều đặn hoặc sử dụng bàn chải không phù hợp, không làm sạch kẽ răng, không loại bỏ vi khuẩn và mảng bám sau khi ăn.

Thói quen xấu

Thói quen xấu khiến răng sứ có bị ố vàng không? Câu trả lời là có. Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần làm răng sứ bị ố vàng. Các thói quen này bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá là những chất gây ố vàng mạnh, không chỉ ảnh hưởng đến răng tự nhiên mà còn làm đổi màu răng sứ.
  • Sử dụng đồ uống có màu: Cà phê, trà, rượu vang và các loại nước ngọt có màu đều chứa các chất gây ố răng. Khi dùng thường xuyên, chúng có thể tạo ra mảng bám màu trên răng sứ.
  • Ăn uống thực phẩm có màu: Thực phẩm như các loại sốt, quả chín có màu, hoặc gia vị đậm màu cũng có thể gây ố vàng cho răng sứ nếu không làm sạch kỹ sau khi ăn.

Cách khắc phục tình trạng răng sứ bị ố vàng

Răng sứ có bị ố vàng không và cách khắc phục là gì? Một trong những giải pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng răng sứ bị ố vàng là thay mão sứ mới. Tuy nhiên, việc này cần được thực hiện bởi các nha khoa uy tín và có chuyên môn cao để đảm bảo chất lượng và độ bền của răng sứ mới. 

Nếu răng sứ chỉ bị ố vàng nhẹ, bạn có thể tìm đến các dịch vụ làm sạch và đánh bóng răng sứ tại các phòng khám nha khoa. Các bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật và dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mảng bám và làm sáng bóng bề mặt răng sứ.

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm chăm sóc răng miệng dành riêng cho răng sứ. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng chuyên dụng, nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch và bảo vệ răng sứ khỏi nguy cơ ố vàng. 

Làm thế nào để ngăn ngừa răng sứ bị ố vàng?

Chọn răng sứ chất lượng

Răng sứ có bị ố vàng không? Làm thế nào để ngăn ngừa? Việc lựa chọn loại răng sứ phù hợp ngay từ đầu sẽ giúp giảm nguy cơ bị ố vàng:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Đảm bảo rằng bạn chọn nha khoa có uy tín, đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và sử dụng các vật liệu chất lượng. 
  • Ưu tiên răng toàn sứ thay vì răng sứ kim loại: Răng toàn sứ không chỉ có tính thẩm mỹ cao hơn mà còn ít bị ố vàng hơn so với răng sứ kim loại. Răng toàn sứ không có lớp kim loại bên trong, giúp tránh hiện tượng đổi màu do phản ứng hóa học giữa kim loại và môi trường trong miệng.

Xem thêm: Tiêu chí lựa chọn nha khoa bọc răng sứ chất lượng

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách là giải pháp cần thiết để tránh răng sứ bị ố vàng:

  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng và giữ cho răng sứ sạch sẽ. Đánh răng nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh có thể làm mài mòn bề mặt sứ.
  • Chỉ nha khoa giúp làm sạch các kẽ răng và nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám còn sót lại sau khi đánh răng. 
  • Tránh ăn uống các thực phẩm và đồ uống có màu đậm như cà phê, trà, rượu vang, nước ngọt có màu và các loại sốt có màu. Nếu có thể, hãy sử dụng ống hút khi uống các loại đồ uống này để giảm tiếp xúc trực tiếp với răng.
cham-soc-rang-su-dung-cach
Chăm sóc răng sứ đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ răng sứ

Xem thêm: Cách chăm sóc răng sứ hiệu quả

Thay đổi thói quen xấu

Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể gây ố vàng cho răng sứ. Việc thay đổi những thói quen này sẽ giúp bảo vệ răng sứ tốt hơn:

  • Bỏ hút thuốc lá: Nicotine và tar trong thuốc lá là những chất gây ố vàng mạnh mẽ cho răng. Bỏ thuốc lá không chỉ giúp răng sứ luôn trắng sáng mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
  • Giảm tần suất uống cà phê, trà và rượu vang: Cà phê, trà và rượu vang chứa các chất tạo màu có thể làm răng sứ bị ố vàng. 
  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng: Sau khi ăn uống, hãy nhớ súc miệng với nước lọc để loại bỏ các mảng bám màu có thể bám lên bề mặt răng sứ.
han-che-hut-thuoc-la
Hạn chế thuốc lá để tránh tình trạng răng sứ xỉn màu

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “răng sứ có bị ố vàng không?” Hy vọng với những kiến thức mà nha khoa An Phước chia sẻ đã giúp bạn biết cách chăm sóc răng sứ để giữ cho hàm răng luôn trắng, sáng duy trì tính thẩm mỹ cao.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0