Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ: NGUYỄN HỒNG HUY
- Giám đốc chuyên môn Nha khoa An Phước.
- Tốt nghiệp Master Implant lâm sàng tại Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ).
- Là 1 trong 5 bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phương pháp cấy ghép Implant xương gò má, mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng.
Hiện nay, cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng đã mất được đông đảo khách hàng lựa chọn. Trong một số trường hợp trồng răng Implant, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện ghép xương. Vậy ghép xương Implant là gì? Có những phương pháp ghép xương nào phổ biến hiện nay? Cùng nha khoa An Phước đi tìm câu trả lời thông qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về ghép xương Implant
Thực tế, nhiều khách hàng vẫn luôn đặt câu hỏi “Ghép xương Implant có bắt buộc hay không?”, để lý giải được điều này, bạn cần định rõ ghép xương khi trồng răng Implant là gì và vì sao phải thực hiện kỹ thuật này.
Ghép xương Implant là gì?
Ghép xương là kỹ thuật nha khoa nhằm mục đích phục hồi phần xương hàm đã bị phá hủy, làm tăng kích thước của xương để đạt được những tiêu chuẩn về độ dày, độ cứng chắc trước khi thực hiện cấy ghép Implant.
Vì sao phải thực hiện ghép xương?
Vì sao phải thực hiện ghép xương Implant? Theo các chuyên gia, ghép xương có tác dụng làm đầy phần xương hàm. Đây cũng là điều kiện vô cùng quan trọng, đảm bảo cho mật độ xương đạt chuẩn, giúp quá trình cấy ghép Implant thành công.
Thực tế, nếu như phần xương hàm bị tiêu biến, có sự suy giảm về chiều cao, số lượng hay thể tích sẽ khiến cho trụ Implant dễ bị lung lay, thậm chí là đào thải sau thời gian ngắn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mật độ cũng như thể tích xương hàm ở vị trí mất răng của khách hàng là không giống nhau. Do đó, để đạt được kết quả tối ưu khi ghép xương, các bác sĩ cần có sự tính toán chính xác.
Xem thêm: Nguyên nhân, cách nhận biết và khắc phục trụ Implant bị đào thải
Những trường hợp nào phải ghép xương Implant?
Trong một số trường hợp trồng răng Implant, các bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép xương, điển hình như:
- Xương hàm mỏng và yếu bẩm sinh.
- Tiêu xương hàm do mất răng lâu năm.
- Xương hàm bị tổn thương do ngoại lực.
Xương hàm bị mỏng và yếu bẩm sinh
Một số khách hàng có phần xương hàm bị mỏng và yếu bẩm sinh. Điều này được thể hiện rõ khi chiều cao, chiều rộng và chiều dài của xương tại vị trí mất răng không đủ dày. Như vậy, nếu không ghép xương, xương hàm sẽ không đủ khả năng để nâng đỡ trụ Implant, khiến cho quá trình trồng răng khó thành công như kỳ vọng.
Tiêu xương hàm do mất răng lâu năm
Khi mất răng sau hơn 3 năm, phần xương ổ răng có thể bị phá hủy đến 50%. Bởi lẽ, nó không còn chịu lực tác động từ chân răng thông qua hoạt động ăn nhai. Vì thế sẽ khiến cho mật độ và thể tích xương hàm bị suy giảm, lâu dần màng xương bị mỏng đi. Phần xương hàm này không thể tự phục hồi nên bác sĩ buộc phải phẫu thuật ghép xương để tăng kích thước đạt các tiêu chuẩn trước khi cấy ghép trụ Implant.
Xem thêm: Trồng răng Implant đối với trường hợp tiêu xương hàm
Xương hàm bị tổn thương do ngoại lực
Ngoài hai trường hợp trên, nếu xương hàm bị tổn thương do ngoại lực cũng cần thực hiện kỹ thuật cấy ghép xương Implant. Lúc này, phần xương hàm đã bị phá hủy, không đạt các tiêu chuẩn về độ cứng, khỏe mạnh theo yêu cầu. Do vậy, thực hiện cấy ghép xương để đảm bảo quy trồng trồng Implant thành công hơn.
Xương hàm hoàn toàn không thể tự phục hồi, nếu bị tiêu xương vì bất kỳ lý do nào thì bắt buộc bạn phải thực hiện ghép xương. Do vậy, để có thể biết chính xác trường hợp của mình có cần ghép xương Implant hay không, quý khách hàng nên đến thăm khám trực tiếp tại các nha khoa uy tín.
Các phương pháp cấy ghép xương phổ biến
Như vậy, trong trường hợp xương hàm của khách hàng bị tiêu biến, bác sĩ buộc phải chỉ định thực hiện kỹ thuật ghép xương trước khi trồng răng Implant. Dưới đây là 3 phương pháp ghép xương phổ biến nhất:
- Cấy ghép từ Xương tự thân: Đây là kỹ thuật mà các bác sĩ sẽ sử dụng phần xương từ chính cơ thể của bạn để bổ sung vào phần xương hàm đã bị tiêu biến trước đó. Xương tự thân được lấy từ một số vị trí khác nhau, chẳng hạn như xương cằm, xương màng chậu, xương hông,…
- Cấy ghép từ Xương từ người khác: Thông thường, phần xương này sẽ được lấy từ người hiến tặng. Các bác sĩ cần có quy trình thăm khám và xét nghiệm kỹ lưỡng để cấy phần mô xương thích hợp vào vị trí xương hàm của khách hàng.
- Cấy ghép từ Xương nhân tạo: Đây được biết đến là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay. Xương nhân tạo vốn là một dạng xương sinh học được chế tạo từ hóa chất và có thành phần chính là Beta – Tricalcium Photphate, thành phần này giúp cho xương nhân tạo rất giống với xương thật. Sẽ mất khoảng 2 đến 6 tháng để vết thương sau khi ghép xương nhân tạo được phục hồi, tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Sau khi phần xương đã lành hẳn, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xương hàm (độ ổn định, cứng chắc) và thực hiện các bước cắm Implant tiếp theo.
Có thể thấy, ghép xương hay trồng răng Implant là những kỹ thuật nha khoa vô cùng phức tạp. Độ an toàn và tỷ lệ thành công của quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ cũng như nơi điều trị. Bác sĩ đóng vai trò then chốt, lựa chọn vật liệu phù hợp…để kiểm soát được những rủi ro có thể xảy đến.
Do vậy, khách hàng cần có sự tìm hiểu, lựa chọn và thăm khám tư vấn tại những nha khoa uy tín để đảm bảo đạt được hiệu quả phục hình răng đã mất như mong đợi.
Với những chia sẻ trên, hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp ghép xương Implant. Nha khoa An Phước là địa chỉ mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm hài lòng trong thời gian vừa qua. Quy trình ghép xương được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế với phòng phẫu thuật riêng biệt, đảm bảo vô trùng và an toàn.
Không chỉ vậy, An Phước có đội ngũ bác sĩ giỏi với kinh nghiệm lâu năm, thực hiện thành công nhiều ca ghép xương khác nhau. Liên hệ qua số hotline: 093 179 2133 để được nhân viên tư vấn hỗ trợ nhanh nhất nhé!