Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG
- Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
- Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
- Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt
Răng khểnh là gì? Răng khểnh có niềng được không?
Răng khểnh là răng nằm ở vị trí thứ 3 thuộc nhóm răng nanh mọc lệch ra phía ngoài hoặc vào trong, có chức năng cắn, xé thức ăn trên cung hàm. Thực chất, đây là một dạng sai lệch khớp cắn thường gặp ở răng hàm trên.
Răng khểnh có tính thẩm mỹ nếu mọc ở mức độ vừa phải và cân đối trên cung hàm. Tuy nhiên, nếu răng khểnh mọc chìa ra ngoài quá nhiều sẽ làm cho nụ cười của bạn kém duyên và gây mất thẩm mỹ hơn. Trường hợp này, niềng răng khểnh sẽ là sự lựa chọn đúng đắn giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Niềng răng khểnh có những loại nào?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp niềng răng khểnh. Tùy vào nhu cầu thẩm mỹ và khả năng chi trả sẽ có những loại niềng răng khểnh khác nhau bạn có thể lựa chọn:
- Niềng răng khểnh mắc cài kim loại: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến. Các mắc cài được đính lên thân răng và dây cung được siết chặt nhằm đưa các khớp cắn về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
- Niềng răng khểnh mắc cài sứ: Nguyên liệu mắc cài được làm từ sứ cao cấp. Màu sứ có màu giống răng thật , tính thẩm mỹ mang đến đảm bảo tốt. Chi phí của phương pháp này cao hơn so với mắc cài kim loại.
- Niềng răng khểnh bằng khay trong suốt: Niềng răng trong suốt là phương pháp hiện đại bậc nhất. Khay niềng trong suốt dễ dàng tháo lắp, vệ sinh răng miệng dễ dàng, ăn uống thuận tiện hơn và mang lại tính thẩm mỹ cực kỳ cao cho khuôn mặt. Tuy nhiên, đây là phương pháp có giá thành cao nhất đến thời điểm hiện tại.
Thời gian niềng răng khểnh là bao lâu?
Thông thường thời gian niềng răng khểnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người cũng như phương pháp niềng được áp dụng. Thông thường điều trị sẽ kéo dài từ 1 – 3 năm.
Khi niềng răng khểnh cần lưu ý những gì?
Tình trạng răng hiện tại
Hãy xem xét tình trạng răng khấp khểnh hiện tại ở mức độ nặng hay nhẹ. Tham khảo và lắng nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ tình trạng răng của mình để có thể lựa chọn phương pháp tốt nhất.
Cân nhắc về những biểu hiện khác
Nếu bạn có bất kỳ các biểu hiện nào khác về bệnh lý răng miệng hoặc tình trạng sức khỏe không tốt. Hãy chia sẻ ngay cho bác sĩ nha khoa của bạn để nhận được tư vấn và hướng điều trị tốt nhất.
Cân nhắc về phương pháp niềng răng
Cân nhắc về phương pháp niềng cần chuẩn bị đủ kinh phí. Lựa chọn phương pháp phù hợp với túi tiền của bản thân. Hiện nay có nhiều nha khoa hỗ trợ khách hàng niềng răng bằng hình thức trả góp. Vậy nên bạn chỉ cần chuẩn bị đủ một khoản chi phí nhỏ và mỗi tháng chỉ cần trả góp theo yêu cầu của nha khoa bạn thực hiện dịch vụ.
Niềng răng khểnh có ảnh hưởng sức khỏe không?
Một số bất lợi mà răng khểnh có thể gây ra:
- Răng bị mọc lệch gây mất cân đối 2 hàm, sai khớp cắn.
- Khi thức ăn bị nhét vào kẽ răng sẽ rất khó vệ sinh răng miệng của bạn. Tăng nguy cơ sâu răng, viêm quanh miệng, viêm nha chu thậm chí có nguy cơ rụng răng sớm.
- Mảng bám, cao răng tích tụ khó lấy.
Bạn nên đi niềng răng nếu không hài lòng về tình trạng răng khểnh của mình. Nếu bạn lo lắng về sức khỏe răng miệng của bạn, hãy tìm đến những nha khoa uy tín nơi có những bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ đưa ra những phác đồ điều trị chính xác nhất dành cho bạn.
Xem thêm: Niềng răng có làm thay đổi khuôn mặt?
Quy trình niềng răng khểnh diễn ra như thế nào?
Quy trình niềng răng tại Nha khoa An Phước diễn ra như sau:
- Bước 1: Thăm khám xác định tình trạng răng: Bác sĩ tiến hành chụp X-quang kiểm tra tổng quát và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho bạn.
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng và điều trị bệnh lý khoang miệng: Sau khi bạn quyết định niềng răng tại nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các bệnh lý và vệ sinh răng miệng như đánh bóng, cạo vôi răng,…
- Bước 3: Gắn các khí cụ hỗ trợ quy trình niềng răng như gắn thun kẽ, lấy dấu hàm, lắp nong hàm,…(đối với phương pháp niềng răng mắc cài).
- Bước 4: Gắn mắc cài/ Khay niềng cho răng: Sau khi hoàn tất các thủ tục, bác sĩ sẽ hẹn khách hàng quay lại sau khoảng 1 tuần để gắn mắc cài.
- Bước 5: Tái khám chỉnh nha sau khi niềng răng: Bạn sẽ được hẹn lịch chỉnh nha định kỳ khoảng 1 tháng/lần đối với niềng răng mắc cài và 2 – 3 tháng/lần đối với phương pháp niềng răng trong suốt. Bác sĩ theo dõi tình trạng dịch chuyển răng của bạn đúng lộ trình hay không.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về niềng răng khểnh. Hãy lựa chọn nha khoa uy tín để nhận về phác đồ điều trị chính xác nhất. Nếu cần tư vấn về sức khoẻ răng miệng, hãy để lại thông tin ở phần đặt hẹn. Chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn nhanh nhất!