Tổng hợp các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG

  • Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
  • Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
  • Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt

Các loại niềng răng phổ biến hiện nay

Ngày nay có các loại niềng răng khác nhau và được chia ra làm hai nhóm chính: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài.

Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là kỹ thuật nha khoa sử dụng hệ thống các dây cung, mắc cài, dây thun để tạo ra một lực kéo nhất định giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng cổ điển giúp bạn cải thiện được những điểm không mong muốn trên hàm răng của mình như: răng lệch lạc, hô, móm….Với mức chi phí rẻ hơn so với các loại mắc cài khác cũng như quá trình điều trị đơn giản hơn nên phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại được các khách hàng lựa chọn nhiều nhất.

Mắc cài kim loại có độ bền khá cao, chịu được lực kéo lớn, không dễ bị bung vỡ trong khi niềng chỉnh và tăng lực cho răng. Răng sẽ được dịch chuyển bằng sự kết hợp của mắc cài, dây thun và dây cung để định hình cấu trúc hàm để kéo răng về vị trí mong muốn.

nieng-rang-mac-cai-kim-loai
Niềng răng mắc cài kim loại

Chất liệu mắc cài thường được làm bằng vàng, bạc hoặc là thép không gỉ, sử dụng dây cung đàn hồi giữ khung. Do đó, lúc mới mang mắc cài này sẽ có cảm giác khó chịu nhưng sau một thời gian sẽ quen dần.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ là phương pháp đang dần thay thế phương pháp niềng răng bằng kim loại bởi mang lại tính thẩm mỹ cao. Chất liệu mắc cài sứ được làm bằng hợp kim gốm cùng với một vài chất liệu vô cơ khác. Sau đó, dây thun và dây cung môi sẽ được đeo vào để định hình và tăng lực kéo cho răng.

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng mắc cài mặt trong hay có tên gọi khác là niềng răng mắc cài mặt lưỡi, có cấu tạo giống niềng răng mắc cài kim loại nhưng được gắn vào bên trong thân răng, tăng tính thẩm mỹ và tự tin khi giao tiếp cho người sử dụng.

Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong

Niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài còn được gọi là niềng răng trong suốt. Niềng răng trong suốt là phương pháp tân tiến và hiện đại nhất hiện nay đảm bảo an toàn, tính thẩm mỹ cao và đảm bảo hiệu quả điều trị.  Mỗi khách hàng sẽ được thiết kế một khay niềng trong suốt riêng để phù hợp với cấu trúc và hình dạng răng.

Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao
Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao

Khay niềng được làm trong suốt, thiết kế mỏng, ôm sát răng, đến người đối diện cũng khó có thể nhận ra. Chất liệu khay niềng hoàn toàn phù hợp với môi trường trong khoang miệng. Trọng lượng khay rất nhẹ tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho khách hàng khi sử dụng.

Ưu, nhược điểm của các loại niềng răng

Ưu, nhược điểm của các loại niềng răng mắc cài

Ưu điểm

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Chi phí rẻ nhất trong các loại mắc cài. Không đòi hỏi sử dụng công nghệ cao trong hỗ trợ điều trị. Thời gian điều trị ngắn do lực kéo mạnh.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Tính thẩm mỹ cao hơn mắc cài kim loại, khi giao tiếp khó bị phát hiện. Chất liệu sứ thân thiện với sức khỏe người dùng. Rút ngắn thời gian niềng răng.
  • Niềng răng mắc cài mặt trong: Mắc cài được gắn vào mặt trong của răng, phù hợp với bệnh nhân thường xuyên phải giao tiếp.

Nhược điểm

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Mắc cài dễ lộ khi giao tiếp. Chất liệu của kim loại có thể gây kích ứng nướu, có hại cho cơ thể đối với một số người nhạy cảm. Mắc cài dễ cạ vào má gây tổn thương. Cần kiêng kỵ nhiều loại đồ ăn cứng, dai, dính khi đang trong thời gian niềng răng.
  • Niềng răng mắc cài sứ: Do làm bằng vật liệu sứ nên nếu va chạm mạnh thì mắc cài có thể bị phá vỡ. Cần vệ sinh răng miệng và mắc cài đúng cách nếu không chân đế có thể bị nhiễm màu
  • Niềng răng mắc cài mặt trong: Vệ sinh răng miệng, ăn uống khó khăn hơn. Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao thì mới thực hiện đạt hiệu quả cao.

Ưu, nhược điểm của niềng răng không mắc cài

Ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao.
  • Không gây đau đớn và khó chịu.
  • Dễ tháo lắp nên vệ sinh dễ dàng. Không tốn nhiều thời gian khi vệ sinh răng miệng.
  • Ăn uống thoải mái, không cắt nhỏ thức ăn như niềng răng mắc cài.
Sử dụng đơn giản, dễ dàng tháo lắp
Sử dụng đơn giản, dễ dàng tháo lắp

Nhược điểm

  • Chi phí rất cao.
  • Đòi hỏi công nghệ cao, các bác sĩ có tay nghề.

Nên lựa chọn thực hiện loại niềng răng nào?

Lựa chọn tối ưu nhất trong việc niềng răng tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, mong muốn cá nhân và khả năng chi trả của từng người. Không có khái niệm nào về niềng răng nào nên hay không nên cho từng người. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.

Bạn nên tìm đến nha khoa uy tín để đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Niềng răng mắc cài có chi phí thấp nhưng thẩm mỹ không cao còn niềng răng trong suốt thẩm mỹ cao nhưng chi phí lại đắt đỏ.

Địa điểm niềng răng uy tín tại Long An

Nha khoa An Phước là nha khoa uy tín và hiện đại tại Long An. Phòng khám có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện chỉnh nha. Khi đến thăm khám sẽ được tư vấn trực tiếp từ những bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm đặc biệt là ThS.BS Phạm Thùy Dương:

  • Tốt nghiệp đào tạo chuyên sâu Chỉnh nha – Khóa học POS tại Mỹ.
  • Tốt nghiệp khoá Master chỉnh nha khay trong suốt Trung tâm Aurota – Úc.
  • Hoàn thành chương trình Thạc Sĩ chỉnh nha tại trường Nha khoa London – Anh.
  • Tu nghiệp Chỉnh nha Invisalign tại Singapore và Mắc cài mặt trước tại Bali.
ThS.BS Phạm Thùy Dương - Chuyên gia hàng đầu chỉnh nha tại Việt Nam
ThS.BS Phạm Thùy Dương – Chuyên gia hàng đầu chỉnh nha tại Việt Nam

Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì? Gợi ý những món ăn tốt cho người niềng răng

Bài viết trên đã giúp khái quát cho bạn những loại hình niềng răng phổ biến trên thị trường hiện nay. Mỗi phương pháp sẽ có ưu nhược điểm riêng. Do đó để lựa chọn cho mình một phương pháp chữa trị hiệu quả, bạn hãy đến trung tâm Nha khoa An Phước để được các bác sĩ tư vấn và quyết định xem loại hình răng nào phù hợp nhất!

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trả lời

Email và SĐT của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *