Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ: NGUYỄN HỒNG HUY
- Giám đốc chuyên môn Nha khoa An Phước.
- Tốt nghiệp Master Implant lâm sàng tại Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ).
- Là 1 trong 5 bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phương pháp cấy ghép Implant xương gò má, mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng.
Mất răng hay mất răng toàn hàm là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn trong việc ăn nhai và có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Vậy đâu là những giải pháp phục hình tốt nhất hiện nay và chi phí ra sao? Cùng nha khoa An Phước theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mất răng toàn hàm do đâu?
Bên cạnh cách khắc phục khi bị mất răng toàn hàm, những nguyên nhân gây nên tình trạng trên cũng là chủ đề được nhiều khách hàng quan tâm. Cụ thể:
- Viêm nha chu trong thời gian dài: Có khá nhiều khách hàng gặp phải tình trạng này. Khi viêm nha chu kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến phần nướu mà còn ảnh hưởng đến xương ổ răng. Điều này cũng chính là lý do chính dẫn đến mất răng toàn hàm.
- Một số chấn thương tại vùng mặt, đầu và cổ: Các chấn thương ở những vùng nói trên có ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hàm răng. Ở một số trường hợp nặng có thể dẫn đến việc mất răng toàn hàm.
- Sâu răng hay nhiễm trùng ở chóp chân răng: Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến cho tủy răng bị ảnh hưởng. Lúc này, phần chân răng sẽ bị lung lay và dẫn đến hiện tượng mất răng toàn hàm.
- Tuổi tác: Khi tuổi tác của bạn càng cao, những hoạt động nhai nghiến và cắn thức ăn trong thời gian dài sẽ gây bào mòn lớp men cũng như các góc cạnh của răng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng lão hóa. Lúc này, răng sẽ không còn chắc khỏe và rụng dần.
Mất răng toàn hàm gây ảnh hưởng gì?
Bất kể là mất răng lâu năm hay mất răng toàn hàm cũng để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
- Chức năng ăn nhai bị suy giảm: Đây có lẽ là ảnh hưởng dễ thấy nhất, ở vị trí mất răng, nhất là răng hàm, bạn phải chuyển sang nhai ở các vị trí khác nhau. Lâu dần sẽ gây đau thái dương hàm, gặp nhiều khó khăn trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
- Tiêu xương hàm: Khi mất răng toàn hàm lâu năm, phần xương ở vị trí này không còn tác dụng nâng đỡ hay chịu lực nhai tác động. Do vậy, quá trình tiêu xương hàm diễn ra một cách nhanh chóng.
- Sai khớp cắn: Đối với một số trường hợp bị mất răng, những răng còn lại sẽ đổ dồn dần về vị trí này. Răng đối diện cũng có xu hướng như vậy bởi nó không được nâng đỡ bởi bất kỳ chiếc răng nào khác. Kéo dài tình trạng này sẽ làm sai khớp cắn.
- Mất răng toàn hàm gây mất thẩm mỹ: Khi bị mất răng trong khoảng thời gian dài dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm. Đi ều này cũng sẽ khiến cho tình trạng nướu lõm xuống và làm cho vùng da bên ngoài lõm vào bên trong. Đây cũng chính là lý do khiến cho gương mặt của bạn già trước tuổi, da nhăn nheo và có dấu hiệu chảy xệ.
Xem thêm: Vì sao nên trồng răng ngay sau khi mất răng?
Giải pháp phục hình mất răng toàn hàm
Như vậy, có thể thấy rằng, tình trạng mất răng toàn hàm có ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần của mỗi người. Do đó, những giải pháp phục hình hiện đại và hiệu quả hiện nay nhận được sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Trồng răng cố định
Đối với tình trạng mất răng toàn hàm, trồng Implant cố định được đánh giá là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant để phục hồi toàn bộ răng đã mất. Kỹ thuật này còn được biết đến với tên gọi khác là All on 4 và All on 6.
Ưu điểm:
- Răng sứ được gắn một cách cố định với trụ Implant thông qua khớp nối nên vô cùng vững chắc, đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật.
- Ngay cả những trường hợp tiêu xương nhiều vẫn có thể sử dụng, phù hợp cho cả hàm trên và hàm dưới.
Nhược điểm:
- Kỹ thuật trồng răng Implant toàn hàm cố định thường có chi phí khá cao.
Hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp truyền thống
Hàm tháo lắp được biết đến là phương pháp phục hình răng đã mất lâu đời nhất hiện nay. Hiểu một cách nôm na, đây chính là mô hình hàm bao gồm răng và phần lợi giả được làm từ nhựa. Tiếp đó, phần hàm tháo lắp này sẽ được gắn trực tiếp lên nướu để thay thế cho toàn bộ răng đã mất. Nhìn chung, đây là phương pháp cổ điển sở hữu những ưu và nhược điểm riêng.
Ưu điểm:
- Là giải pháp phục hình răng đã mất có chi phí thấp nhất hiện nay.
- Quá trình thực hiện nhanh chóng, tầm khoảng 1 tuần để hoàn thiện.
- Chất liệu được sử dụng khá an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
- Dễ dàng vệ sinh, tháo lắp nhanh chóng.
- Kỹ thuật đơn giản và không có bất kỳ xâm lấn nào đến cấu trúc của phần răng hay nướu.
Nhược điểm:
- So với khả năng ăn nhai của răng thật, hàm tháo lắp chỉ đáp ứng được khoảng 30 – 40% lực nhai.
- Hiệu mả thẩm mỹ đem lại không cao.
- Sau thời gian dài sử dụng có thể gây tiêu hàm.
- Trong quá trình sử dụng, hàm dễ bị rơi ra bên ngoài, nhất là khi cắn phải những thức ăn mạnh hay có hoạt động mạnh.
- Tuổi thọ trung bình thấp, chỉ từ 3 đến 5 năm.
Hàm tháo lắp trên Implant
Nhìn chung, đây vẫn là cách sử dụng hàm giả, nhưng thay vì gắn trực tiếp lên trên nướu thì hàm sẽ được nâng đỡ bằng các trụ Implant. Bên cạnh đó, các trụ Implant này có liên kết với những khóa cài để cố định hàm giả.
Hàm phủ Implant sẽ có 2 loại:
– Khóa cài Implant bằng bi: Đây là kỹ thuật phục hình răng đã mất mà các trụ Implant gắn trong xương hàm sẽ được gắn lên trực tiếp với hàm giả bằng những khóa cài hình bi. Ngoài ra, những khóa cài này sẽ ăn khớp với ổ chứa trên hàm giả.
– Khóa cài Implant bằng thanh bar: Khác với khóa cài bằng bi, các trụ Implant trong hàm này sẽ được gắn với một thanh bar mỏng và phía trên thanh bar sẽ có các khóa cài để liên kết chặt thanh bar với hàm giả.
Ưu điểm:
- Đảm bảo khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ như răng thật.
- Phương pháp có thể áp dụng cho những trường hợp khách hàng đã lớn tuổi hay bị tiêu xương hàm.
- Tuổi thọ trung bình cao, nếu vệ sinh và kiểm tra định kỳ có thể dùng vĩnh viễn trọn đời.
Nhược điểm:
- Chi phí thường cao hơn rất nhiều lần so với sử dụng hàm tháo lắp truyền thống.
Xem thêm: Hàm tháo lắp trên Implant là gì? Khi nào nên thực hiện?
Chi phí trồng răng toàn hàm
Trên đây là hai giải pháp phục hình cố định và tháo lắp mà khách hàng có thể lựa chọn nếu gặp phải tình trạng mất răng toàn hàm. Tại nha khoa An Phước – địa chỉ nha khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế, chi phí trồng răng toàn hàm nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người.
– Đối với hàm tháo lắp: chi phí sẽ được tính dựa trên chất liệu hoặc loại khung mà khách hàng lựa chọn. Theo đó, mức giá sẽ dao động từ 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với hàm giả toàn hàm Nhật và Đức. Hàm khung kim loại sẽ có giá 2.000.000 đồng và hàm khung liên kết có giá 7.000.000 đồng.
– Đối với trồng răng Implant toàn hàm: Chi phí Implant toàn hàm bán cố định Hàn Quốc – kết nối bi hay kết nối thanh bar dao động từ 35.000.000 đồng – 42.000.000 đồng. Trong khi đó, chi phí Implant toàn hàm cố định trụ Biotem Hàn Quốc là 84.000.000 đồng, trụ Dentium Mỹ Implant cố định toàn hàm là 130.000.000 đồng. Chi phí để thực hiện Implant toàn hàm cố định trụ ETK Pháp là 145.000.000 đồng.
Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa An Phước
Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi trong bài viết trên đã giúp khách hàng hiểu được những nguyên nhân cũng cách khắc phục khi mất răng toàn hàm. Để sở hữu nụ cười chắc khỏe, bạn có thể liên hệ và đặt lịch thăm khám tư vấn miễn phí tại nha khoa An Phước ngay hôm nay qua số hotline: 0931 79 21 33.