Mất răng hàm có bị hóp má không? Hậu quả và cách khắc phục

Bac Huy Tháng mười một 5, 2024

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ: NGUYỄN HỒNG HUY

  • Giám đốc chuyên môn Nha khoa An Phước.
  • Tốt nghiệp Master Implant lâm sàng tại Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ).
  • Là 1 trong 5 bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phương pháp cấy ghép Implant xương gò má, mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng.

Khi mất răng hàm, nhiều người thường ít quan tâm vì cho rằng những răng này nằm ở vị trí khó thấy, không ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc mất răng hàm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc gương mặt. Không chỉ vậy, mất răng hàm còn gây ra nhiều hệ lụy khác liên quan đến sức khỏe tiêu hóa, cấu trúc khớp cắn.

Trong bài viết này nha khoa An Phước sẽ giải đáp cho bạn đọc về việc mất răng hàm có bị hóp má không? Hậu quả của tình trạng này cũng như cách khắc phục hiệu quả. 

Mất răng hàm có bị hóp má không?

Hàm răng của người trưởng thành có từ 28 – 32 chiếc, trong đó có 8 răng hàm nhỏ và từ 8 – 12 răng hàm lớn. Các răng hàm lớn ở các vị trí răng số 6 và số 7, mọc ở phía trong hàm, có diện tích mặt nhai lớn và nhận chức năng nghiền, nhai thức ăn. Ngoài ra, răng hàm có có chức năng giữ cho kết cấu khuôn mặt cân đối, hài hòa, tạo bệ đỡ cho các cơ hàm. 

Do vậy, nhiều người thắc mắc liệu mất răng hàm có bị hóp má không? Câu trả lời là “Có”. Mất răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà còn có thể gây ra tình trạng hóp má, làm thay đổi diện mạo gương mặt. Vậy tại sao mất răng lại dẫn đến hóp má?

Mất răng hàm có gây hóp má?
Mất răng hàm có gây hóp má?

Khi răng hàm bị mất, xương hàm bên dưới răng không còn nhận được lực kích thích từ hoạt động ăn nhai. Điều này làm cho xương hàm dần bị tiêu đi, một quá trình gọi là tiêu xương hàm. Xương hàm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc gương mặt, đặc biệt là vùng má. Khi xương bị tiêu biến, không còn hỗ trợ cho các mô mềm ở má, dẫn đến hiện tượng hóp má, khiến gương mặt trông gầy gò, thiếu sức sống.

Tình trạng này không xảy ra ngay lập tức sau khi mất răng, nhưng nếu không có biện pháp khắc phục trong thời gian dài, sự tiêu xương sẽ ngày càng nghiêm trọng. 

Hậu quả khi bị mất răng hàm

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai

Răng hàm đóng vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả hơn. Khi mất răng hàm, khả năng nhai thức ăn bị suy giảm, bạn sẽ gặp khó khăn khi ăn những thực phẩm quá cứng hoặc dai.

Thức ăn không được nghiền nát kỹ lưỡng khi tiêu hóa sẽ khiến dạ dày co bóp, hoạt động nhiều hơn bình thường. Điều này tiềm ẩn gây nên các bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa, cơ thể hấp thụ ít chất dinh dưỡng hơn.

Mất răng ảnh hưởng đến đường ruột
Mất răng ảnh hưởng đến đường ruột

Mất thẩm mỹ gương mặt

Mất răng hàm có bị hóp má không? Một trong những hậu quả rõ rệt nhất của việc mất răng hàm là mất thẩm mỹ gương mặt. Như đã đề cập, mất răng hàm lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, má sẽ bị hóp lại khiến gương mặt mất cân đối. 

Mất răng hàm lâu ngày sẽ khiến gương mặt mất cân đối
Mất răng hàm lâu ngày sẽ khiến gương mặt mất cân đối

Trên thực tế, nhiều trường hợp mất răng hàm khiến vùng má hóp lại, da mặt chảy xệ và lão hóa nhanh chóng. Gương mặt trở nên gầy gò, kém đầy đặn và thiếu sức sống. Điều này ảnh hưởng lớn đến vẻ ngoài và có thể làm bạn trông già hơn so với tuổi thật.

Tác động đến các răng khác

Mất răng hàm không chỉ ảnh hưởng đến vị trí răng bị mất mà còn ảnh hưởng đến các răng còn lại. Cụ thể, các răng lân cận có xu hướng di chuyển vào khoảng trống do mất răng tạo ra, làm lệch lạc khớp cắn và tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu.

Xô lệch răng khi mất răng
Xô lệch răng khi mất răng

Việc dịch chuyển răng này còn gây mất cân bằng lực nhai, làm các răng còn lại phải chịu nhiều áp lực hơn, dễ bị tổn thương trong quá trình ăn nhai.

Lệch khớp cắn

Mất răng hàm không chỉ gây hóp má mà còn làm lệch khớp cắn. Khi mất răng hàm, sự phân bố lực nhai bị mất cân bằng. Điều này dẫn đến lệch khớp cắn, gây ra các vấn đề như đau nhức hàm, đau đầu. Lệch khớp cắn còn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về khớp thái dương hàm, gây đau đớn và khó chịu trong thời gian dài cho người mắc phải.

Cách khắc phục hóp má do mất răng hàm

Trồng răng Implant

Mất răng hàm có bị hóp má không và cách khắc phục là gì? Trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay để khắc phục tình trạng hóp má do mất răng hàm. Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, thay thế cho chân răng đã mất, giúp bảo tồn xương hàm và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương.

Trồng răng giả Implant là giải pháp lâu dài và bền vững, có thể sử dụng suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp bảo tồn xương hàm, ngăn ngừa hóp má và giữ được thẩm mỹ gương mặt. Răng Implant đảm bảo chức năng nhai như răng thật, không gây khó khăn trong việc ăn uống.

Cấu tạo trụ implant
Cấu tạo trụ Implant

Trồng răng Implant là phương pháp tối ưu nhất hiện nay khi mất xương hàm. Tuy nhiên, chi phí của phương pháp này cao hơn so với các phương pháp khác, quá trình điều trị cũng yêu cầu sự phức tạp hơn. Do vậy, người mất răng hàm cần cân nhắc lựa chọn những nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo các kỹ thuật trồng răng Implant.

Xem thêm: Trồng răng giả cố định bằng Implant có tốt hơn các phương pháp khác?

Răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là giải pháp thay thế răng mất tạm thời, thường được áp dụng cho những trường hợp mất răng hàm. Đây là giải pháp khá phổ biến vì ưu điểm về chi phí, thời gian thực hiện. Người sử dụng răng giả tháo lắp có thể dễ dàng tháo lắp răng tại nhà, tiện lợi trong việc vệ sinh.

Trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp
Trồng răng hàm bằng hàm tháo lắp

Tuy nhiên phương pháp này chỉ hỗ trợ một phần trong việc ăn nhai, không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm và hóp má. Bên cạnh đó, khi sử dụng trong thời gian dài răng giả tháo lắp thường bị lỏng lẻo, cần phải thay lại.

Làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là giải pháp thay thế răng đã mất bằng cách sử dụng hai răng thật bên cạnh để làm trụ và gắn răng giả lên trên. Phương pháp này giúp khôi phục lại chức năng nhai, thẩm mỹ gương mặt.

Chi phí làm cầu răng sứ ít hơn so với cấy ghép Implant. Phương pháp này giúp cải thiện tình trạng hóp má. Quá trình thực hiện nhanh chóng, không cần can thiệp sâu vào phần nướu. Dù vậy, để thực hiện được phương phàm làm cầu răng sứ cần phải mài nhỏ 2 răng bên cạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của răng.

Phương pháp cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ

Phương pháp làm cầu răng sứ cũng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm vì không có chân răng tác động trực tiếp lên vùng xương hàm.

Mất răng hàm có bị hóp má không? Mất răng hàm có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, mất răng hàm còn gây tiêu xương hàm, dẫn đến hiện tượng hóp má, khiến khuôn mặt mất cân đối và già nua hơn. Tuy nhiên, với các phương pháp như trồng răng hiện đại hiện nay, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này.

Xem thêm: Trồng răng hàm đã mất như thế nào? Chi phí ra sao?

Việc sớm điều trị không chỉ giúp ngăn ngừa hóp má mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng và giữ cho diện mạo của bạn luôn tươi trẻ. Do vậy, để tránh những hậu quả nghiêm trọng do mất răng hàm bạn nên nhanh chóng đến thăm khám tại các nha khoa uy tín để được tư vấn các giải pháp điều trị phù hợp.

Liên hệ nha khoa An Phước để được tư vấn các giải pháp bị hóp má khi mất răng hàm.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn