Xương hàm bị lệch và có tiếng kêu khi há miệng không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng lại thường bị xem nhẹ. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy xương hàm bị lệch và có tiếng kêu có thực sự nguy hiểm không? Và làm sao để điều trị, phòng ngừa hiệu quả? Bài viết sau đây nha khoa An Phước sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Xương hàm bị lệch và có tiếng kêu có nguy hiểm không?
Xương hàm bị lệch và có tiếng kêu khi há miệng là hiện tượng không nên bỏ qua. Cùng với răng, cơ nhai, khớp xương hàm tạo nên bộ máy ăn nhai hiệu quả. Do vậy khi xương hàm bị lệch có tiếng kêu có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của cơ thể.
Mặc dù trong một số trường hợp, tiếng kêu có thể chỉ là dấu hiệu tạm thời do hoạt động cơ khớp, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng như đau nhức, khó nhai, khó khăn khi di chuyển hàm, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng.
Xương hàm bị lệch và có tiếng kêu trong thời gian nhưng không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Tiêu xương chỏm cầu lồi.
- Mòn bề mặt phía trên của khớp thái dương.
- Dính cầu lồi vào lõm, thoái hóa khớp thái dương.
- Viêm nhiễm lan rộng trong trường hợp bị viêm khớp thái dương.
Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, kiểm tra kỹ lưỡng. Sự can thiệp sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng, đồng thời tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn.
Xương hàm bị lệch và có tiếng kêu là dấu hiệu cho thấy có sự bất thường trong cấu trúc, hoạt động của khớp hàm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ các bệnh lý viêm nhiễm đến tổn thương vật lý. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và phòng ngừa tái phát.
Xem thêm: Sái quai hàm là gì? Có tự khỏi không? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
Nguyên nhân xương hàm bị lệch và có tiếng kêu
Viêm khớp thái dương
Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xương hàm có tiếng kêu khi há miệng. Khớp thái dương hàm kết nối xương hàm dưới với hộp sọ, giúp hàm di chuyển lên xuống, ra vào khi nói chuyện hoặc ăn uống.
Khi khớp này bị viêm, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, khó khăn khi nhai, đôi khi có tiếng kêu lách cách hoặc răng rắc khi di chuyển hàm. Viêm khớp thái dương nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm mạn tính và ảnh hưởng đến chức năng khớp.
Rối loạn khớp xương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm cũng là nguyên nhân khiến xương hàm có tiếng kêu. Tình trạng này xảy ra do sự mất cân bằng trong hoạt động của các cơ và dây chằng quanh khớp hàm. Người bị rối loạn khớp thường gặp khó khăn khi há miệng, cảm giác cứng hàm, nghe tiếng kêu khi cử động hàm. Nguyên nhân của rối loạn khớp có thể do căng thẳng, thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc các vấn đề về khớp cắn.
Xương hàm bị tổn thương
Các chấn thương vật lý như tai nạn, va đập mạnh vào khu vực hàm, hoặc tổn thương sau phẫu thuật cũng có thể gây ra tình trạng xương hàm bị lệch và có tiếng kêu. Khi xương hàm bị tổn thương, không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển hàm một cách bình thường. Trong nhiều trường hợp, tổn thương xương hàm cần đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và điều trị đúng cách.
Một số nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, còn có một số yếu tố khác có thể gây ra tình trạng lệch hàm và tiếng kêu, bao gồm thói quen sinh hoạt sai lệch (nghiến răng, nhai một bên quá nhiều), dị tật bẩm sinh và các vấn đề về cơ và dây chằng quanh khớp hàm. Những yếu tố này tuy ít gặp nhưng nếu không được phát hiện sớm cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.
Phòng ngừa và điều trị khi xương hàm bị lệch và có tiếng kêu
Các phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị bảo tồn
- Sử dụng máng nhai: Máng nhai là một dụng cụ giúp giảm áp lực lên khớp thái dương hàm, hỗ trợ ổn định khớp và ngăn ngừa tình trạng nghiến răng khi ngủ.
- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập giãn cơ, mát-xa giúp tăng cường độ dẻo dai của cơ hàm, đồng thời giảm căng thẳng cho khớp thái dương hàm.
- Chạy laser liều thấp và chiếu hồng ngoại: Các phương pháp này giúp giảm đau, giảm viêm, tăng cường sự tuần hoàn máu quanh khu vực khớp bị ảnh hưởng.
- Áp nhiệt và siêu âm trị liệu: Các phương pháp áp nhiệt hoặc sử dụng năng lượng siêu âm có tác dụng giảm viêm, giảm đau và thư giãn cơ bắp.
- Tác động vào khớp cắn: Điều chỉnh khớp cắn, như mài răng hoặc sử dụng khí cụ, giúp tái cân bằng khớp thái dương hàm, loại bỏ áp lực không cần thiết lên khớp.
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc giãn cơ có thể được chỉ định để kiểm soát cơn đau và giảm viêm trong các trường hợp viêm khớp thái dương hàm.
Các phương pháp xâm lấn
- Bơm rửa khớp: Phương pháp này bao gồm việc bơm dung dịch rửa vào khớp thái dương hàm nhằm loại bỏ các mảnh vụn và dịch viêm, giúp giảm đau, cải thiện hoạt động của khớp.
- Phẫu thuật khớp: Trong trường hợp nặng, khi các phương pháp bảo tồn không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để thay thế khớp thái dương hàm bị tổn thương.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát.
Phòng ngừa
Tránh căng thẳng và giảm áp lực lên khớp hàm
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây rối loạn khớp hàm, đặc biệt là đối với những người có thói quen nghiến răng khi ngủ hoặc nhai một bên quá nhiều. Bạn nên thực hiện các bài tập thư giãn cơ mặt như mát-xa nhẹ quanh khu vực khớp hàm. Việc duy trì một lối sống lành mạnh, không căng thẳng, cũng giúp khớp hàm hoạt động ổn định hơn.
Điều chỉnh thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến tình trạng khớp hàm. Hãy tránh xa các thực phẩm cứng, dai hoặc đòi hỏi phải nhai nhiều như hạt cứng, kẹo cao su, thịt gân. Thay vào đó, nên chọn các thực phẩm mềm, dễ nhai để giảm bớt áp lực lên khớp hàm. Ngoài ra, hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo khớp.
Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe khớp hàm. Hy vọng những thông tin trên mà nha khoa An Phước cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về trình trạng xương hàm bị lệch và có tiếng kêu. Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu bất thường ở khớp hàm, đừng chủ quan mà hãy thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.