Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG
- Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
- Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
- Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt
Cắm vít là một trong những kỹ thuật nha khoa cực kỳ quan trọng trong quá trình niềng răng. Đây là phương pháp giúp răng nhanh chóng dịch chuyển đúng vị trí, rút ngắn thời gian niềng răng. Vậy cắm vít niềng răng là gì, cắm vít niềng răng có đau không? Hãy cùng nha khoa An Phước tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về cắm vít niềng răng
Cắm vít niềng răng là gì?
Cắm vít niềng răng là một trong những kỹ thuật nha khoa thực hiện trong quá trình chỉnh nha. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách đặt vít vào xương hàm của bệnh nhân, nhằm mục đích tạo lực kéo mắc cài để hỗ trợ răng di chuyển vị trí. Thông thường phương pháp cắm vít niềng răng áp dụng cho các trường hợp niềng răng mắc cài kim loại.
Vít niềng răng có vai trò như một neo chặn để giữ lực kéo cho dây cung, kỹ thuật này hiệu quả cho các ca niềng răng hô. Với mỗi trường hợp niềng răng cụ thể số lượng vít cắm sẽ khác nhau, thông thường số lượng vít cắm thường là 4 vít chia cho hai hàm.
Cắm vít niềng răng để làm gì?
Áp dụng kỹ thuật cắm vít niềng răng mang lại nhiều lợi ích cho quá trình niềng răng, giúp răng dịch chuyển nhanh và đúng vị trí mà nha sĩ mong muốn. Nhờ sự hỗ trợ của việc cắm vít mà thời gian niềng răng được rút ngắn tối đa từ 1,5 – 2 năm. Bên cạnh đó, cắm vít niềng giúp các khớp cắn chuẩn hơn, làm khít các khoảng trống do nhổ răng để lại. Vít cắm được làm từ Titanium đảm bảo an toàn và không gây tổn thương đến các niêm mạc vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm về việc cắm vít niềng răng có đau không.
Trường hợp nào cần cắm vít khi niềng răng
Không phải bất kỳ ca niềng răng nào cũng sử dụng phương pháp cắm vít khi niềng răng, thông thường các trường hợp sau đây sẽ được chỉ định bắt vít niềng:
- Răng hô, vẩu: Khi răng bị hô, vẩu, hoặc mọc chìa ra bên ngoài thì việc cắm vít niềng răng giúp tạo neo cố định, tăng lực kéo để nắn chỉnh răng trở về đúng vị trí trên cung hàm.
- Răng cười hở lợi: Với những bệnh nhân có răng cười bị hở lợi hoặc trồi gốc răng khiến gương mặt không hài hòa, mất cân đối sẽ áp dụng bắt vít trong quá trình chỉnh nha. Điều này sẽ giúp những gốc răng dài lún xuống và cải thiện thẩm mỹ cho gương mặt.
- Cung hàm quá cứng: Xương hàm quá cứng gây cản trở đến việc di chuyển răng trong quá trình chỉnh nha. Do đó thời gian niềng răng cũng sẽ lâu hơn, áp dụng kỹ thuật bắt vít sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình răng dịch chuyển đặc biệt là người có cung hàm quá cứng.
- Người bị mất răng, nhổ răng: Một số trường hợp bệnh nhân bị mất răng, như răng số 6 thì sẽ được bác sĩ thực hiện cắm vít vào xương hàm. Những ca răng niềng phải nhổ răng từ 2 – 3 răng cũng được chỉ định bắt vít để hỗ trợ bồi lấp khoảng trống, đẩy nhanh quá trình niềng răng.
Xem thêm: Khi nào nên niềng răng? Độ tuổi nào niềng răng là phù hợp?
Bất cứ ai cũng sẽ có tâm lý lo sợ và băn khoăn cắm vít niềng răng có đau không, tuy nhiên với kết quả mà kỹ thuật này mang lại thì hoàn toàn xứng đáng để bạn kiên trì thực hiện.
Cắm vít niềng răng có đau không?
Cắm vít niềng răng có đau không là nỗi lo của rất nhiều khách hàng khi quan tâm đến việc niềng răng. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ lên phần cắm vít nên bạn sẽ không cảm thấy đau. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ê nhẹ tùy vào cơ địa của mỗi người. Để giảm tình trạng ê buốt, sự khó chịu sau khi bắt vít bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh, chống viêm và giảm đau.
Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc cắm vít niềng răng có đau không còn dựa vào kỹ thuật cắm vít của bác sĩ nha khoa. Nếu lựa chọn nha khoa không chất lượng, bác sĩ còn yếu nghề thì khi cắm vít bạn sẽ cảm thấy đau nhức. Do vậy bạn cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín, tìm hiểu kỹ về trình độ chuyên môn của nha sĩ trước khi niềng răng.
Tùy theo cơ địa của mỗi người thì cắm vít niềng răng có đau không ở mức độ khác nhau. Với người có xương hàm mềm, xốp thì sẽ ít đau hơn so với những người xương hàm cứng. Vì đây là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho chỉnh nha, giúp răng nhanh chóng đều đẹp nên bạn hãy kiên trì sử dụng các biện pháp giảm sự khó chịu nhé.
Một số cách giảm đau khi cắm vít niềng răng
Dùng thuốc giảm đau
Dùng thuốc giảm đau là giải pháp hạn chế cơn đau do cắm vít tức thì, sau khi thực hiện gắn vít bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và giảm sưng cho bạn. Những trường hợp không quá đau và bệnh nhân có thể chịu được thì không cần dùng thuốc. Bạn cần tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để vết thương mau phục hồi và vít cắm phát huy tác dụng, giúp răng dịch chuyển đúng vị trí.
Chườm đá
Sau khi cắm vít vùng xương hàm sẽ có cảm giác hơi đau và ê, một số trường hợp bị sưng mặt. Để giảm tình trạng này bạn có thể dùng túi chườm đá áp vào vùng má tương ứng vị trí cắm vít. Phương pháp này sẽ giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả, bạn cần chườm khoảng 15 phút và lặp lại để giảm cảm giác đau, sưng vùng mặt.
Ăn uống, vệ sinh và nghỉ ngơi đúng cách
Cắm vít niềng răng có đau không cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng. Khi các vị trí vít niềng đã ổn định, bạn cần chú ý vệ sinh quanh vùng cắm vít để đảm bảo luôn trong tình trạng sạch sẽ, tránh tích tụ vi khuẩn do thức ăn bám vào. Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ dễ khiến vị trí cắm vị bị viêm, sưng thậm chí rụng vít.
Chế độ ăn uống cũng cần được lưu tâm, ưu tiên những thức ăn mềm, dễ nuốt hạn chế đồ cứng, tác động đến các vít cắm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ nghỉ ngơi phù hợp. Sau khi cắm vít hãy dành thời gian thư giãn, giữ tâm lý thoải mái và tránh tác động mạnh đến vùng răng miệng.
Cắm vít niềng răng có đau không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không là điều mà bất cứ ai cũng cảm thấy lo lắng. Dù sẽ có cảm giác ê buốt và khó chịu, nhưng điều này là cần thiết cho quá trình chỉnh nha của bạn. Chỉ khi vượt qua giai đoạn này bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt vị trí của các răng. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng khi cắm vít niềng mà hãy kiên trì, làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm có hàn răng đều, đẹp.