Trồng răng Implant là gì? Khi nào nên trồng răng Implant?

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ: NGUYỄN HỒNG HUY

  • Giám đốc chuyên môn Nha khoa An Phước.
  • Tốt nghiệp Master Implant lâm sàng tại Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ).
  • Là 1 trong 5 bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phương pháp cấy ghép Implant xương gò má, mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng.

Trồng răng Implant là gì?

Trước tiên cần hiểu rõ khái niệm Implant là gì để có thể hiểu rõ được đối tượng nào có thể trồng được răng Implant. Trồng răng Implant là gì? Đây là phương pháp phục hình thay thế răng đã mất ưu việt bậc nhất trong ngành nha khoa. 

Bạn sẽ được cấy một trụ kim loại vào xương hàm để thay thế răng đã mất. Trụ Implant được thiết kế bằng chất liệu tương thích với xương hàm để tránh gây tình trạng xâm lấn, viêm nhiễm sau này.

Vì sao nên trồng răng Implant?

Trồng răng Implant không những giúp bạn khắc phục được khả năng ăn nhai mà còn khắc phục được những vấn đề về sức khỏe và thẩm mỹ.

Phục hình răng mất một cách toàn diện

Trụ Implant được thay thế như một chiếc răng thật. Phục hình toàn diện từ chân răng đến mặt ăn nhai. Hiện nay chưa có một phương pháp nào phục hình toàn diện như cấy ghép Implant.

Ngăn chặn tiêu xương

Khi để mất răng quá lâu sẽ dẫn đến xương hàm bị tiêu dần đi gây mất thẩm mỹ gương mặt cũng như ăn uống bị cản trở. Khi tiến hành trồng răng Implant, trụ titan có chức năng như một chân răng thật, giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương diễn ra.

Không xâm lấn

Khi bạn thực hiện các phương pháp như cầu răng sứ phải tiến hành mài 2 chân răng để làm trụ nâng đỡ cầu răng sứ, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến độ bền chắc của răng thật. Trụ Implant hoàn toàn khắc phục được điều này, nó không tác động hay xâm lấn bất kỳ chiếc răng nào bên cạnh.

Cải thiện thẩm mỹ

Mất răng lâu năm sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa sớm, mất tự tin giao tiếp và không dám cười nhiều. Trồng răng Implant sẽ khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm trên một cách hoàn hảo.

khach-hang-thuc-hien-phuc-hinh-thao-lap-tai-nha-khoa-an-phuoc
Khách hàng cải thiện thẩm mỹ hoàn hảo sau khi cấy ghép Implant tại Nha khoa An Phước

Tuổi thọ cao, bền chắc trọn đời

Tuổi thọ Implant sẽ kéo dài khi bạn được thực hiện ở nha khoa uy tín, bác sĩ tay nghề cao. Quy trình thực hiện đúng kỹ thuật và vệ sinh đúng cách sẽ giúp trụ Implant bền chắc và chịu lực ăn nhai cực tốt. 

Trồng răng Implant bao lâu thì xong?

Thời gian trồng răng Implant mất bao lâu còn tùy thuộc vào cơ địa từng người và trụ Implant bạn lựa chọn.  Thông thường thời gian cấy ghép trụ Implant sẽ mất 20 – 60 phút tùy trường hợp và bạn sẽ đợi từ 6 – 14 tuần để trụ Implant tích hợp xương hàm sau đó sẽ tiến hành gắn sứ trên trụ Implant.

Thời gian trồng răng Implant chỉ mất 1 ngày

Điều này xảy ra khi bạn có xương hàm tốt, chắc khỏe, ổ chân răng đủ chiều sâu và vị trí răng không bị quá nhiều áp lực khi nhai cũng như trụ Titanium tốt.

Thời gian từ 7 – 10 ngày

Áp dụng khi răng hàm bạn tốt, chân răng đủ chiều sâu, vị trí răng mất không thực hiện được cấy ghép dễ dàng, răng chịu nhiều áp lực khi nhai (răng cửa hàm trên, răng cửa hàm dưới) thì thời gian sẽ mất 7 – 10 ngày.

Thời gian trồng răng mất 3 – 6 tháng

Áp dụng cho trường hợp mất răng lâu ngày bị tiêu xương, ổ răng hao hụt nghiêm trọng. Trường hợp này phải nâng xoang ghép xương vào ổ xương. Sau đó đợi thương lành rồi mới tiến hành cấy ghép Implant nên sẽ mất nhiều thời gian.

trồng răng implant bao lâu hoàn thành
Thời gian hoàn thành từ 20 – 60 phút/1 trụ Implant

Làm răng Implant có đau không?

Bản thân quy trình trồng răng Implant không gây đau đớn bởi vì trước khi cấy ghép bạn đã được gây tê miệng hoàn toàn. Sau khi hoàn thành bạn sẽ thấy hơi đau nhẹ nhưng không đáng kể.

Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau để giúp thoải mái hơn.

Các trường hợp mất răng khắc phục bằng phương pháp Implant

Implant là phương pháp độc lập, không xâm lấn các răng bên cạnh, dưới đây là một vài trường hợp khi mất răng bạn có thể phục hình bằng phương pháp cấy ghép Implant:

  • Trường hợp mất 1 răng đơn lẻ: Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một trụ Implant ngay vị trí răng mất sau một thời gian sẽ phục hình răng sứ lên trên.
  • Trường hợp mất 2 răng liên tiếp: Mất 2 răng liên tiếp bắt buộc phải đặt 2 trụ Implant. Phục hình bằng 2 răng sứ độc lập phía trên mới có thể đủ độ vững chắc, đảm bảo ăn nhai chắc chắn.
  • Trường hợp mất nhiều răng liên tiếp: Bạn sẽ được đặt trụ ít hơn số lượng răng mất. Thông thường là từ 3 răng trở lên vì trụ Implant có độ bền cao gấp 2 – 3 lần răng thật. Sau đó sẽ phục hình bằng phương pháp bắc cầu sứ trên trụ Implant.
  • Trường hợp mất răng toàn hàm:Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật Implant All On 4 hoặc All On 6 tùy vào trường hợp. Sau đó sẽ tiến hành phục hình sứ nguyên hàm trên hoặc hàm dưới.
Quy trình trồng răng implant áp dụng cho các trường hợp nào
Các trường hợp mất răng khắc phục bằng phương pháp Implant

Không nên trồng răng Implant đối với trường hợp nào?

Cấy ghép Implant là phương pháp cải thiện ăn nhai một cách hiệu quả nhưng có một vài trường hợp không nên cấy ghép Implant.

Phụ nữ đang mang thai

Phụ nữ mang thai được bác sĩ khuyến cáo không nên làm răng Implant. Bởi trong quá  trình cấy ghép sẽ phải tiến hành chụp phim X-quang. Đồng thời, sau khi cấy ghép phải uống thuốc chống viêm, điều này sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nên, phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên đợi sau sinh hãy nghĩ đến phục hình răng mất.

Phụ nữ mang thai không nên cấy ghép Implant
Phụ nữ mang thai không nên cấy ghép Implant

Trẻ em dưới 18 tuổi

Trẻ em dưới 18 tuổi khi mất răng vĩnh viễn vẫn chưa được phép cấy ghép Implant. Vì độ tuổi này, xương hàm chưa phát triển toàn diện nên khi cấy ghép sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Đối với trường hợp này, nên thăm khám ở những phòng khám nha khoa uy tín để đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời. Để tránh xảy ra tình trạng xô lệch vị trí răng bên cạnh không mong muốn.

Người đang mắc các bệnh mãn tính

Người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh bạch cầu, cường cận giáp không nên cấy ghép Implant. Vì khi mắc bệnh có khả năng làm chậm lành vết thương và dễ gây nhiễm trùng.

Mắc bệnh mạn tính nặng không nên cấy ghép Implant
Mắc bệnh mạn tính nặng không nên cấy ghép Implant

Đối với các trường hợp mắc bệnh tim mạch, van tim nhân tạo, suy thận,… cũng không nên cấy ghép Implant. Vì đây là phương pháp tác động trực tiếp vào xương hàm. Bạn cần có một tâm lý cũng như điều kiện sức khỏe tốt để ca phẫu thuật diễn ra thành công.

Người hút thuốc lá và nghiện bia rượu

Người hút thuốc lá khi cấy ghép Implant sẽ xảy ra hiện tượng trụ Implant bị đào thải. Chất nicotine trong thuốc lá làm vết thương lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng cao.

Hiện nay, tại An Phước đã tiến hành cấy ghép cho nhiều bệnh nhân hút thuốc lá. Nhưng để ca phẫu thuật diễn ra thành công cần có sự hợp tác từ bạn. Bạn cần ngưng thuốc lá trước khi cấy ghép 2 – 3 tuần và sau khi cấy ghép khoảng 6 – 8 tuần.

Người nghiện các chất kích thích quá mức không nên cấy ghép Implant
Người nghiện các chất kích thích quá mức không nên cấy ghép Implant

Nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc lá và quyết định trồng răng Implant, cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có thể đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Nhằm đảm bảo an toàn và diễn ra nhanh chóng, không biến chứng.

Xương hàm không đủ điều kiện để cấy ghép

Khi bạn để tình trạng mất răng kéo dài sẽ khiến xương hàm bị tiêu đi và cần phải tiến hành ghép xương mới có thể tiến hành cấy ghép trụ Implant. Nếu xương hàm không đủ thì khả năng tích hợp xương không cao dễ bị gãy rụng trụ Implant.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc Implant là gì và các trường hợp nên và không nên cấy ghép Implant. Nếu vẫn có thắc mắc về phương pháp trồng răng Implant hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Đội ngũ bác sĩ và tư vấn viên nhiều năm kinh nghiệm từ An Phước sẽ giải đáp cho bạn tận tình nhất.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Trả lời

Email và SĐT của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *