Răng bọc sứ bị đau nhức do đâu? Làm gì để hết đau?

Bọc răng sứ là giải pháp thẩm mỹ và phục hình răng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp tình trạng răng bọc sứ bị đau nhức sau khi thực hiện, gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và cách xử lý ra sao? Cùng nha khoa An Phước tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Răng bọc sứ bị đau nhức – Nguyên nhân do đâu?

Do răng yếu

Răng thật bên trong chính là “trụ cột” nâng đỡ mão sứ. Người có cơ địa răng nhạy cảm, răng bị yếu hoặc tổn thương trước khi bọc sứ sẽ cảm thấy bị đau nhức trong thời gian đầu mới bọc sứ. Tình trạng này sẽ thuyên giảm trong 1 – 2 tuần khi cơ thể đã tự thích ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bọc sứ sai kỹ thuật sẽ khiến tình trạng đau nhức kéo dài, lúc này bạn cần thăm khám tại nha khoa để nha sĩ kiểm tra.

Răng bọc sứ bị đau nhức do cơ địa răng nhạy cảm
Răng bọc sứ bị đau nhức do cơ địa răng nhạy cảm

Viêm tủy chưa được điều trị trước khi bọc sứ

Viêm tủy chưa được điều trị trước khi bọc sứ là một trong những nguyên nhân gây răng bọc sứ bị đau gây ra sự bất tiện cho người bệnh. Khi tủy răng bị viêm nhiễm nhưng không được làm sạch và điều trị, vi khuẩn tiếp tục phát triển dưới lớp mão sứ, gây viêm nhiễm lan rộng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ, thậm chí đau nhói, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh hoặc khi nhai.

Răng chưa được điều trị tuỷ dứt điểm sẽ gây đau nhức sau khi bọc sứ
Răng chưa được điều trị tuỷ dứt điểm sẽ gây đau nhức sau khi bọc sứ

Xem thêm: Răng bọc sứ bị viêm tủy: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Các bệnh lý răng miệng chưa được điều trị

Trước khi bọc sứ, nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý răng miệng như:

  • Viêm nướu: Làm nướu sưng đỏ, dễ chảy máu, gây cảm giác đau buốt.
  • Viêm nha chu: Ảnh hưởng đến mô mềm, xương ổ răng, khiến răng bọc sứ dễ bị lung lay.
  • Sâu răng: Nếu chưa được làm sạch hoàn toàn, vi khuẩn sâu răng có thể tiếp tục tấn công vào răng thật bên trong, gây nhức nhối kéo dài.
Bệnh lý răng miệng không điều trị triệt để là một nguyên nhân gây đau nhức khi bọc sứ
Bệnh lý răng miệng không điều trị triệt để là một nguyên nhân gây đau nhức khi bọc sứ

Những bệnh lý này nếu không được điều trị triệt để sẽ làm răng bọc sứ không bền và là nguyên nhân răng bọc sứ bị đau nhức liên tục.

Xem thêm: Bị nha chu có bọc răng sứ được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Cơ sở bọc sứ không chất lượng

Việc lựa chọn cơ sở nha khoa không uy tín hoặc bác sĩ không có tay nghề cao sẽ dẫn đến các sai sót trong quá trình bọc răng sứ:

  • Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật: Nếu bác sĩ mài răng quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng sâu đến cấu trúc răng sẽ dẫn đến ê buốt. Ngoài ra, việc lắp mão sứ không chuẩn khít cũng khiến răng cấn cộm hoặc bị hở, tạo khoảng trống cho thức ăn mắc vào, gây khó chịu và đau nhức.
  • Keo nha khoa bị rò rỉ: Trong quá trình gắn mão sứ, keo dán không được làm sạch đúng cách hoặc bị dư thừa sẽ rò rỉ vào nướu, gây kích ứng, làm nướu sưng đau. Lâu ngày, vi khuẩn có thể xâm nhập vào, dẫn đến viêm nhiễm.
rang-su-kem-chat-luong
Răng sứ kém chất lượng

Xem thêm: 5 biến chứng sau khi bọc răng sứ kém chất lượng

Ăn uống không hợp lý

Sau khi bọc sứ, nếu người bệnh không chú ý chế độ ăn uống, các thực phẩm không phù hợp có thể gây hại trực tiếp đến răng sứ:

  • Đồ ăn quá cứng hoặc dai: Như kẹo cứng, hạt cứng, khiến răng chịu áp lực lớn, dễ gây đau nhức  hoặc làm mão sứ bị lệch.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Gây kích thích răng thật bên trong, đặc biệt nếu lớp ngà răng bị lộ, dẫn đến ê buốt kéo dài.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường hoặc axit: Tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn dưới mão sứ, làm hỏng răng thật.
thuc-pham-qua-lanh-lam-rang-e-buot
Thực phẩm quá lạnh dễ làm răng ê buốt

Làm gì để răng sứ hết đau nhức?

Biện pháp khắc phục nhanh tại nhà

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tạm thời dưới đây:

  • Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc Ibuprofen có thể giúp giảm cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng và chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Nếu triệu chứng không thuyên giảm, cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra.
  • Chườm đá: Chườm đá là cách giảm đau an toàn và hiệu quả. Bạn có thể bọc đá lạnh trong khăn mềm, chườm lên má gần vùng răng bị đau trong 10 – 15 phút. Lưu ý không đặt đá trực tiếp lên răng hoặc nướu để tránh làm tổn thương mô mềm.
  • Sử dụng nước muối súc miệng: Pha nước muối ấm với nồng độ vừa phải và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn, làm dịu nướu sưng, giảm đau răng hiệu quả.
Chườm đá
Chườm đá

Đến cơ sở nha khoa để điều trị

Tình trạng răng bọc sứ bị đau nếu kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bạn cần đến cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra, điều trị chuyên sâu.

Nha khoa An Phước là địa chỉ tin cậy với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt giàu kinh nghiệm. An Phước áp dụng các quy trình chuẩn quốc tế để khắc phục hiệu quả tình trạng đau nhức răng bọc sứ, bao gồm:

  • Kiểm tra và điều chỉnh mão sứ: Bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít của mão sứ, điều chỉnh nếu có hiện tượng lệch hoặc cấn cộm.
  • Điều trị bệnh lý răng miệng: Nếu nguyên nhân do các bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ thực hiện điều trị, thay thế mão sứ mới để bảo vệ răng thật.
  • Xử lý viêm nhiễm vùng nướu: Khu vực nướu bị kích ứng hoặc viêm sẽ được vệ sinh và điều trị bằng các phương pháp hiện đại, giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác đau nhức.
Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa An Phước
Bọc răng sứ thẩm mỹ tại Nha khoa An Phước

Xem thêm: Bọc răng sứ ở đâu tốt nhất? Tiêu chí chọn nha khoa chất lượng

Lưu ý quan trọng để phòng ngừa việc răng sứ bị đau nhức

Để tránh tình trạng răng bọc sứ bị đau, việc chăm sóc răng miệng đúng cách, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng. 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng đúng cách, 2 lần/ ngày, việc đánh răng thường xuyên giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại. Khi chăm sóc răng sứ, bạn cần lưu ý:

  • Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh làm tổn thương mão sứ, nướu.
  • Chải răng nhẹ nhàng, đặc biệt ở vùng tiếp xúc giữa răng sứ, nướu.
  • Kết hợp sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ răng thật bên trong.
ve-sinh-rang-mieng-dung-cach-giúp-duy-tri-tuoi-tho-rang-su
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp duy trì tuổi thọ răng sứ

Sử dụng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng, nơi bàn chải khó tiếp cận. Khi sử dụng chỉ nha khoa, bạn nên thao tác nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu, không làm hỏng phần tiếp xúc giữa mão sứ, răng thật.

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

  • Tránh đồ cứng, dai: Hạn chế nhai kẹo cứng, đá viên, hoặc thực phẩm dai để bảo vệ độ bền của mão sứ.
  • Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh: Giảm thiểu nguy cơ kích thích răng thật bên trong, mão sứ.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, giàu dinh dưỡng: Rau củ, trái cây, các thực phẩm giàu canxi giúp răng khỏe mạnh hơn.

Kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa

Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần giúp phát hiện, xử lý sớm các vấn đề liên quan đến răng sứ. Bác sĩ sẽ kiểm tra độ khít của mão sứ, vệ sinh răng miệng và hướng dẫn cách chăm sóc răng phù hợp.

Cần kiểm tra răng sứ định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cần kiểm tra răng sứ định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Một số lưu ý khác

  • Tránh thói quen xấu như nghiến răng, cắn móng tay hoặc dùng răng mở đồ vật, vì những thói quen này có thể làm tổn hại đến răng bọc sứ.
  • Sử dụng máng bảo vệ nếu bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ để tránh tác động lực mạnh lên mão sứ.

Tình trạng răng bọc sứ bị đau có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng hoàn toàn có thể khắc phục nếu được xử lý kịp thời và đúng cách. Để tránh gặp phải những phiền toái này, hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín ngay từ đầu và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng khoa học. 

Nếu bạn đang gặp vấn đề với răng bọc sứ hoặc cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa An Phước qua hotline 093 179 2133 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Vòng Xoay Vòng  Xoay May Mắn