Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG
- Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
- Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
- Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt
Quá trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Bước 1: Thăm khám và chụp phim X-quang
Sau khi bác sĩ thăm khám về tình trạng răng miệng, bạn sẽ được đưa đến phòng chụp phim X-quang. Sau khi chụp X-quang bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá tổng quan về tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.
Bước 2: Lấy dấu hàm, lên kế hoạch điều trị
Tiếp theo bạn sẽ được vệ sinh răng miệng, điều trị bệnh nha chu nếu có trước khi niềng. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng công nghệ Scan hàm 3D để ứng dụng lấy dấu hàm, chuyển đổi số liệu có được sang labo để chế tạo khí cụ nha khoa phù hợp.
Bước 3: Tiến hành gắn mắc cài
Bác sĩ tiến hành gắn khí cụ nha khoa lên răng theo đúng kỹ thuật đảm bảo răng di chuyển nhanh về đúng vị trí trên cung hàm. Trước khi gắn mắc cài nên đánh bóng nhẹ bề mặt răng. Dùng dụng cụ chuyên dụng kéo má ra hai bên, làm khô răng và bôi keo nha khoa lên.
Quá trình này để giữ cho các mắc cài bám trên răng. Mắc cài và keo sẽ cứng lại nhờ ánh sáng quang trùng hợp. Sau đó dây cung sẽ được đặt trên rãnh mắc cài và được cố định bằng dây thun chuyên dụng.
Bước 4: Theo dõi định kỳ
Sau quá trình niềng răng bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn thăm khám để có thể theo dõi tình trạng dịch chuyển răng của bạn. Tùy vào từng trường hợp sẽ mất từ khoảng 1 – 2 năm khi niềng răng.
Bước 5: Tháo mắc cài
Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, hàm răng trở nên đều và đẹp như ý muốn thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và đeo hàm duy trì cho bạn. Tuy nhiên bạn cũng cần theo dõi và tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Sự thay đổi của răng qua các giai đoạn trong quá trình niềng răng
Giai đoạn làm thẳng răng
Đây chính là giai đoạn đầu tiên cho quá trình niềng răng. Lúc này các bác sĩ sẽ tiến hành tạo lực siết trên mắc cài và dây cung để tạo lực kéo giúp các răng di chuyển và thẳng hàng.
Giai đoạn này thường được kéo dài từ 2 – 4 tháng, những ngày đầu khi siết bạn sẽ có cảm giác khó chịu và đau nhức. Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì cơn đau chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày sau khi tiến hành siết răng.
Giai đoạn chỉnh chân răng
Ở giai đoạn này răng sẽ được tiếp tục siết chặt hơn để tạo lực kéo dây cung và giúp dịch chuyển chân răng. Giai đoạn này thường sẽ được kéo dài từ 2 – 4 tháng và sau khoảng thời gian này trục răng sẽ chuẩn hơn.
Giai đoạn đóng khoảng niềng răng
Sau khoảng thời gian điều chỉnh chân răng giúp trục răng trở nên đều và tương đối hơn, bạn sẽ bắt đầu quá trình đóng khoảng trong niềng răng. Giai đoạn này sẽ được diễn ra trong vòng 6 – 12 tháng tùy vào khuyết điểm răng của bạn. Chính giai đoạn này bạn sẽ thấy được sự thay đổi rõ rệt trên khuôn mặt.
Xem thêm: Đóng khoảng trong niềng răng là gì? Phương pháp và kỹ thuật thực hiện
Giai đoạn đóng khớp
Để đảm bảo khả năng ăn nhai sau quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các loại thun từ hàm trên xuống hàm dưới theo chiều thẳng để hai hàm có thể tiếp xúc được với nhau. Giai đoạn này có thể diễn ra trong vòng 2 – 8 tuần.
Giai đoạn duy trì
Đây được xem là giai đoạn vô cùng quan trọng mà bạn cần phải thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Lúc này răng của bạn cũng đã hoàn thiện tương đối.
Tuy vậy sau quá trình dài răng sẽ tiếp tục di chuyển để có thể về đúng vị trí mong muốn. Sau khi tháo hàm bạn nên đeo hàm duy trì để đảm bảo răng không chạy về vị trí cũ.
Những lưu ý trong quá trình niềng răng
Bạn cần lưu ý một vài điều sau đây để trong quá trình niềng răng của bạn đạt hiệu quả tốt nhất:
- Cần lựa chọn nha khoa uy tín để được kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng, sau đó là lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp tùy vào từng tình trạng răng.
- Sau khi niềng răng bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ và có chế độ ăn uống hợp lý. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách, hợp lý để tránh tình trạng hôi miệng, viêm nướu, sâu răng,…
- Tránh sử dụng các loại thực phẩm dai, cứng, dẻo, thực phẩm có chứa nhiều đường,…
- Nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị đạt kết quả tốt.
- Từ bỏ những thói quen xấu như cắn bút, mút ngón tay, lấy lưỡi đẩy răng,… Vì những điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng.