Quy trình cấy ghép implant
Mỗi bệnh nhân sẽ có trường hợp khác nhau nên quy trình trồng răng implant cũng không giống nhau. Nhưng nhìn chung quy trình làm răng implant có 6 bước như sau:
Bước 1: Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng bệnh nhân
Bác sĩ ban đầu sẽ thăm khám tổng quát cho bệnh nhân để xác định được các chỉ số về mật độ xương, độ dày xương hàm, số ren và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân, từ đó đưa ra những liệu trình điều trị phù hợp.
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và gây tê
Tiếp đến bác sĩ sẽ vệ sinh toàn bộ khoang miệng của bạn và sau đó bác sĩ sẽ tiến hành gây tê (hoặc gây mê) để giúp bệnh nhân không còn cảm giác đau nhức trong khi thực hiện phương pháp cấy ghép răng implant.
Bước 3: Đặt trụ chân răng Implant
Bác sĩ sử dụng máy khoan nha khoa. Ở nha khoa An Phước thì máy khoan sẽ được nhập khẩu từ nước ngoài với công nghệ hiện đại nhất hiện nay với phần lưỡi cắt đặc biệt để khoan trụ chân răng Implant vào xương hàm của bệnh nhân mà không cần phải tiến hành rạch lợi.
Bước 4: Đặt vít Abutment
Vít Abutment có tác dụng nối dài chân răng. Sau khi lắp vít, bác sĩ sẽ lấy mẫu chế tạo răng sứ gửi đến Labo và gắn tạm răng sứ giả cho bệnh nhân để chờ trụ implant ổn định trong xương hàm mới lắp răng sứ chuẩn.
Bước 5: Lắp răng sứ cố định
Khoảng 3 tuần đến 1 tháng (hoặc lâu hơn tùy cơ địa mỗi người), trụ implant tích hợp với xương hàm. Sau đó, bác sĩ sẽ lắp thân răng sứ vào trụ răng.
Bước 6: Tái khám đúng hẹn của bác sĩ
Sau khi cấy ghép răng implant hoàn tất, bác sĩ sẽ phải theo dõi quá trình hồi phục. Do đó, bạn cần tuân thủ lịch thăm khám để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
Những điều cần lưu ý sau khi cấy ghép Implant
Bạn cần hết sức lưu ý những vấn đề sau khi cấy ghép implant để giữ cho “chiếc răng mới” luôn đẹp và chắc chắn như ban đầu:
Thói quen hay tác nhân xấu nào có thể gây hại cho răng?
- Ăn uống ngay sau khi cấy ghép: sau khi cấy ghép implant, cấu trúc xương răng bị tác động khiến sức đề kháng của răng yếu đi. Nếu ăn uống ngay sau khi cấy ghép, mảng bám sẽ tích tụ quanh kẽ răng và trụ Implant. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, giảm hiệu quả của Implant.
- Thiếu ý thức hoặc do nhận thức chưa đủ: Không tự giác bảo vệ cũng như chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày.
- Khạc nhổ liên tục: đây là điều các bác sĩ chống chỉ định sau khi cắm implant cũng như thực hiện tiểu phẫu khác như: nhổ răng, cắt lợi… Việc khạc nhổ liên tục sẽ dẫn đến việc rỉ máu nhanh chóng hơn.
- Hút thuốc lá: tác động hút thổi của cơ miệng có thể gây ra chảy máu. Ngoài ra, thuốc lá còn khiến máu ở vị trí răng mới cấy ghép khó lành, đau nhức, nhảy cảm. Nặng hơn có thể dẫn tới biến chứng, nhiễm trùng.
- Nghiến răng khi ngủ: các chuyển động vô thức khi ngủ sẽ làm cho răng dần bị bào mòn, không ổn định, dễ chảy máu cũng như làm chậm quá trình.
Khám định kỳ sau khi cấy ghép implant
Năm đầu tiên, khám định kỳ 3 tháng 1 lần. Những năm tiếp theo, bạn có thể khám định kỳ 6 tháng 1 lần nếu răng khỏe mạnh. Nếu có những bệnh nha chu, tổn thương quanh implant thì nên khám 3 tháng 1 lần. Số lần đi khám định kì sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của răng như: nha chu, tình trạng mô quanh implant, hiệu quả kiểm soát mảng bám, mức độ cao răng và mảng bám răng, loại phục hình.
Qua bài viết, bạn đã nắm được quy trình cấy ghép Implant cũng như những lưu ý sau khi thực hiện. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ với Nha Khoa An Phước để được tư vấn chi tiết và tận tình nhất!