Răng sâu có niềng răng được không?

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG

  • Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
  • Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
  • Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt

Răng sâu là gì? Dấu hiệu nhận biết

Sâu răng là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến. Đặc biệt tình trạng này sẽ xuất hiện nhiều ở trẻ em. 

Sâu răng là quá trình vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng khiến mô răng bị tổn thương dẫn đến tình trạng răng bị hư vỡ. Việc sâu răng lâu ngày không được điều trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển tấn công và phá hủy mô răng. Nghiêm trọng sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.

tinh-trang-rang-sau
Tình trạng răng sâu

Thông thường, sâu răng sẽ được các bác sĩ phát hiện khi bạn đến thăm khám định kỳ. Khi mới bắt đầu bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng sau khi tình trạng trở nên nặng hơn bạn sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Ban đầu những đốm đen này chỉ hơi sậm màu sau đó sẽ bắt đầu lan rộng dần ra và tạo lỗ hổng.
  • Nướu có dấu hiệu sưng hoặc chảy máu: Vì lúc này vi khuẩn bắt đầu lây lan khiến cho phần mô trở nên nhạy cảm. Khi có tác động lực từ bàn chải hoặc chỉ nha khoa nướu sẽ bắt đầu bị chảy máu và nhiễm trùng.
  • Đau buốt răng khi kích thích: Là trường hợp bạn cảm thấy ê buốt khi ăn các loại thực phẩm nóng hoặc lạnh. Đây sẽ là dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bắt đầu bị vi khuẩn tấn công. 
  • Hơi thở có mùi: Thức ăn không được làm sạch lâu ngày sẽ mắc vào kẽ răng tạo mùi hôi. Lúc này bạn sẽ nhận ra rằng vi khuẩn đang tấn công.
  • Đau buốt khi nhai: Bạn sẽ có cảm giác đau buốt khi nhai thức ăn hoặc chải răng ở những vị trí răng sâu. Cơn đau sẽ khiến bạn giật mình, đau buốt kéo dài rất khó chịu.

Răng sâu có niềng được không?

Trên thực tế sâu răng vẫn có thể niềng được. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tình trạng sâu răng hiện tại của bạn. Một điểm chung trước khi thực hiện niềng răng chính là điều trị răng sâu. Lý do để điều trị sâu răng trước khi niềng là vì:

  • Những chiếc răng sâu chắc chắn sẽ yếu hơn những răng khỏe mạnh bình thường do chúng đã bị vi khuẩn tấn công dẫn đến tình trạng phá hủy mô răng. Do đó, để đáp ứng được lực kéo khi niềng phải đảm bảo răng của bạn vẫn đang ở mức có thể thực hiện. Ngoài ra việc tác động một lực lớn lên răng có thể dẫn đến gãy răng nếu như răng bạn không đủ sức để chịu đựng.
rang-sau-co-nieng-duoc-khong
Răng sâu có niềng được không?
  • Sâu răng sẽ tạo ra những cơn ê buốt kéo dài. Nếu như bạn vẫn niềng răng thì cơn đau sẽ tăng lên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Thông thường niềng răng sẽ kéo dài từ 1.5 – 2 năm tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn. Nếu bạn không tiến hành điều trị sâu răng trước khi niềng thì tình trạng này sẽ nặng hơn. Trong quá trình niềng, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn, đây là cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển.

can-dieu-tri-sau-rang-truoc-khi-nieng-rang
Cần điều trị sâu răng trước khi niềng răng

Xem thêm: Quá trình niềng răng và sự thay đổi ở từng giai đoạn

Cách xử lý răng sâu trước khi niềng

Đối với răng sâu mức độ nhẹ

Biểu hiện đầu tiên cũng là biểu hiện nhẹ nhất của sâu răng chính là xuất hiện những đốm đen hoặc trắng đục trên răng. Cách tốt nhất để điều trị chính là trám răng. Sau khi những răng sâu đã được điều trị hoàn toàn bác sĩ sẽ tiến hành niềng răng.

Sâu răng ở mức độ nhẹ sẽ được xử lý bằng cách trám răng
Sâu răng ở mức độ nhẹ sẽ được xử lý bằng cách trám răng

Đối với răng sâu mức độ nặng

Những trường hợp răng đã bị sâu đến tủy nhưng khách hàng vẫn muốn niềng răng thì cần thực hiện nhiều bước hơn. Trước tiên bạn cần điều trị tủy sau đó tiến hành bọc răng sứ. Nếu trường hợp bác sĩ đánh giá tủy không còn giữ được thì phải tiến hành diệt tủy. Lúc này thân răng của bạn trở nên yếu ớt và không còn đủ lực để tiến hành niềng. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bọc răng sứ. Độ bền từ răng sứ giúp quá trình niềng răng của bạn trở nên thuận lợi hơn.

Răng sâu ở mức độ nặng cần xử lý nhiều bước mới có thể tiến hành niềng răng
Răng sâu ở mức độ nặng cần xử lý nhiều bước mới có thể tiến hành niềng răng

Răng sâu trong khi niềng, xử lý thế nào?

Xử lý răng chớm sâu bằng thuốc

Trong suốt quá trình niềng nếu xuất hiện các đốm trắng ngà thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị sâu răng. Chúng xuất hiện ở mặt trong của răng hoặc kẽ hở giữa 2 răng bên cạnh. Vì vị trí này khó có thể quan sát và phát hiện nên bạn cần lưu ý. Để điều trị triệt để ngay lúc đầu các bác sĩ sẽ tiến hành xử lý bằng cách sử dụng fluor dưới dạng gel bôi.

Xử lý răng chớm sâu bằng thuốc
Xử lý răng chớm sâu bằng thuốc

Hàn trám lại răng sâu nhẹ

Ở trường hợp răng bị sâu nhẹ bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần sâu và trám lại răng cho bạn. Sau khi thực hiện trám răng bạn nên chú ý giữ vệ sinh răng miệng thật kỹ để đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Trám lại răng sâu nhẹ
Trám lại răng sâu nhẹ

Nhổ răng hoặc bọc răng sứ nếu răng sâu nặng

Trường hợp tình trạng sâu răng quá nặng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng. Do đó bạn cần phải tháo niềng và nhổ bỏ răng răng rồi mới gắn lại mắc cài.

Nhổ bỏ răng sâu nặng
Nhổ bỏ răng sâu nặng

Tùy vào tình trạng cụ thể của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định tốt nhất nếu cần có thể là sẽ tiến hành bọc răng sứ để tiếp tục thực hiện quá trình niềng răng.

Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng răng

Đa số những trường hợp niềng răng đều có nguy cơ cao bị sâu răng do có sự có mặt của dây cung và mắc cài khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.

Chăm sóc tốt để bảo vệ răng khỏe mạnh
Chăm sóc tốt để bảo vệ răng khỏe mạnh

Để hạn chế được nguy cơ sâu răng khi niềng bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

  • Không ăn những loại thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc các loại thực phẩm quá cay.
  • Không sử dụng các loại hoa quả chứa nhiều axit trước khi ngủ.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm có chứa nồng độ cồn và thực phẩm có màu.
  • Không hút thuốc lá.
  • Vệ sinh răng kỹ ở những vị trí gắn mắc cài.
  • Nên làm sạch răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về vấn đề răng sâu có niềng được không. Hãy liên hệ ngay qua số hotline hoặc điền thông tin bên dưới để được bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2