Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ: NGUYỄN HỒNG HUY
- Giám đốc chuyên môn Nha khoa An Phước.
- Tốt nghiệp Master Implant lâm sàng tại Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ).
- Là 1 trong 5 bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phương pháp cấy ghép Implant xương gò má, mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng.
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng mất ưu việt nhất và đem lại hiệu quả cao cho người mất răng. Vậy cấu tạo Implant ra sao? Có những bộ phận nào để tạo nên một chiếc răng thay thế hoàn hảo như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài viết bên dưới.
Cấu tạo Implant bao gồm những gì?
Trồng răng Implant được giới chuyên gia đánh giá khắc phục hầu hết những nhược điểm của các phương pháp trồng răng truyền thống trước đây. Cấu tạo Implant cụ thể gồm 3 phần: trụ răng Implant, vít Abutment và thân răng sứ.
Cấu tạo chân răng Implant
Cấu tạo Implant đầu tiên để tạo nên “cái hồn” của chiếc răng giả hoàn mỹ này chính là trụ Implant.
Đây là một trụ Titanium có chức năng thay thế chân răng đã mất, vẻ bề ngoài của trụ Implant thon dài như đinh ốc, bề mặt là các vòng xoắn theo một chiều được xử lý bằng công nghệ khác nhau từ các nhà sản xuất khác nhau.
Công nghệ xử lý bề mặt phải được sản xuất sao cho trụ Implant có khả năng tích hợp vào xương hàm được nhanh chóng và bền chắc nhất.
Cấu tạo Vít Abutment
Cấu tạo Implant thứ hai chính là cầu nối giữa chân răng và thân răng – Vít Abutment. Đây là một chốt nối kim loại có hình trụ 2 đầu đảm bảo sự kết nối vững chắc với 2 bộ phận còn lại.
Vít Abutment chỉ được bắt cố định vào Implant khi trụ Implant đã được tích hợp vào xương hàm hoàn toàn. Abutment đóng vai trò như một ngà răng, giúp ôm lấy mô mềm bên trong răng thật.
Cấu tạo thân răng
Cấu tạo Implant cuối cùng để tạo nên một chiếc răng hoàn chỉnh chính là thân răng. Thân răng là mão sứ có lõi rỗng để úp vừa khít với Abutment. Thân răng có hình dáng, màu sắc, chức năng và kích thước như một chiếc răng thật.
Thân răng được nối vào Abutment khi quá trình trồng răng Implant đã bước vào giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng.
Phương pháp cấy ghép Implant được xem như một thành tựu vô cùng nổi bật. Nó có tính ưu việt, sự tiện lợi và mang đến sự thoải mái vô cùng lớn cho người cấy ghép Implant.
Các hình thức trồng răng Implant
Ngày nay, các loại trụ Implant được sản xuất và mang tính đột phá cao rất nhiều, điển hình như: trụ Nobel Thụy Sĩ, trụ Dentium US, trụ Biotem Hàn Quốc. Mỗi loại trụ đều có những đặc tính riêng biệt
Trụ Nobel hàng đầu Thụy Sĩ
- Trụ Implant Nobel đến từ thương hiệu Biocare, đây là hãng đầu tiên sản xuất răng Implant trên thế giới. Implant Nobel Biocare đã được tin dùng rộng rãi ở hơn 70 quốc gia.
- Đây là dòng trụ Implant khác là khả năng tích hợp xương nhanh nhờ được phủ một lớp màng sinh học Tiunite và diện tích tiếp xúc ren lớn.
- Liên kết giữa trụ Implant và Abutment có dạng tam giác, giúp trụ Implant vững chắc và kết nối tốt, chịu được lực ăn nhai tốt.
Trụ Implant Dentium US
- Dentium là nhà sản xuất các hệ trụ Implant và hệ thống cấy ghép nha khoa phục vụ các bác sĩ tại hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới. Với thương hiệu dẫn đầu thị phần dòng trụ bình dân tại khu vực Châu Á.
- Khả năng tích hợp cao trụ Dentium US cao giúp đẩy nhanh tiến trình tích hợp của trụ Implant với xương hàm. Từ đó giúp rút ngắn thời gian trồng răng Implant tối đa.
- Chịu lực ăn nhai tốt như răng thật trụ Implant Dentium Mỹ có độ cứng chắc và khả năng chịu lực khá tốt, giống như răng thật.
- Tuổi thọ trụ Implant cao khi bạn tiến hành cấy ghép Implant và được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao
Trụ Implant Biotem Hàn Quốc
- Chi phí hợp lý: Đây là điểm mạnh của dòng trụ Biotem, khi có chi phí rẻ hơn những dòng Implant có xuất xứ từ Châu Âu.
- Khả năng tích hợp tốt: Chế tác từ Titanium nguyên chất và thiết kế ren xoắn dọc theo thân trụ, giúp đẩy nhanh thời gian tích hợp với xương hàm.
- Tuổi thọ trọn đời: Nếu được cấy ghép đúng kỹ thuật và chăm sóc răng miệng tốt, Implant Biotem có thể tồn tại vĩnh viễn trong xương hàm mà không có vấn đề gì.
Xem thêm: Các loại trụ Implant phổ biến nhất hiện nay.
Yếu tố quyết định sự thành công của cấy ghép Implant
Một ca cấy ghép Implant thành công phải đảm bảo đạt chuẩn Bộ Y Tế về quy trình cấy ghép. Các trang thiết bị, máy móc hỗ trợ trong suốt quá trình phẫu thuật và tất nhiên tay nghề bác sĩ là yếu tố chiếm 70% quyết định sự thành công của ca cấy ghép Implant.
Dưới đây là một số các yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp cấy ghép Implant:
Xương ổ răng đạt tiêu chuẩn
Vì nếu mật độ xương ổ răng thấp, không đủ dày thì ca cấy ghép Implant sẽ không đạt hiệu quả cao. Trụ Implant sẽ không gắn chặt vào xương hàm sẽ không tạo ra lực vững chắc.
Bác sĩ chuyên môn cao
Cấy ghép Implant là một kỹ thuật khó, đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao và có nhiều năm kinh nghiệm. Bác sĩ giỏi sẽ đánh giá đúng tình trạng sức khỏe, đưa ra đúng phác đồ điều trị để ca cấy ghép diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất.
Trang thiết bị cấy ghép hiện đại
Một phòng phẫu thuật đạt chuẩn phải đảm bảo tính vô trùng tuyệt đối. Dụng cụ, máy móc và áo phẫu thuật đều được vô trùng. Quá trình chuẩn bị cấy ghép vô cùng quan trọng. Nếu khâu chuẩn bị không tốt bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng trong và sau quá trình cấy ghép.
Sự hợp tác của khách hàng và bác sĩ
Khách hàng cần tuân thủ những chỉ dẫn bác sĩ đề ra. Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng và tái khám định kỳ đều rất quan trọng. Vậy nên cần lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo tính an toàn.
So sánh giữa phương pháp làm cầu răng và trồng răng Implant
Cầu răng sứ là một kỹ thuật thay thế răng mất. Hoạt động dựa vào nguyên tắc tạo cầu nối giữa các cầu răng sứ dựa trên cùi răng thật.
Phương pháp làm cầu sứ trước đây được dùng cho người mất răng hoàn toàn hoặc bị gãy thân răng. Ngày nay, cầu răng sứ không còn duy trì lợi thế như phương pháp cấy ghép Implant:
- Implant với ưu điểm phục hồi răng mất nhưng không ảnh hưởng các răng bên cạnh. Nhưng đó lại là nhược điểm của cầu răng sứ.
- Sử dụng cầu răng sứ một thời gian dài không tránh khỏi việc tiêu xương hàm, tuột nướu.
- Implant cấy trực tiếp vào xương hàm nên kích thích xương không gây tiêu biến. Đặc biệt không làm thay đổi cấu trúc xương.
Hy vọng bài viết này đã giải đáp được về cấu tạo Implant, những hình thức cấy ghép Implant. Nếu bạn đang mất răng và muốn phục hình hoàn chỉnh hãy để lại thông tin bên dưới chúng tôi sẽ liên hệ sớm nhất.