Phải làm gì khi răng lung lay?

Câu hỏi: Chào bác sĩ tại nha khoa An Phước! Tôi năm nay đã 24 tuổi, vào ngày hôm kia tự dưng đang ăn cơm và cảm thấy 1 chiếc răng rất đau, tôi liền sờ vào thì cảm thấy răng lung lay, và 2 ngày nay tình trạng này vẫn tiếp diễn. Không biết là tôi có phải nhổ răng này và trồng răng mới hay không! (Nguyễn Ngọc Linh – Long An).

Trả lời: Chào Ngọc Linh, xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến nha khoa An Phước. Về vấn đề răng lung lay của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Tại sao răng lung lay?

Răng lung lay có thể do nhiều nguyên nhân, từ chủ quan đến khách quan. Chúng tôi xin tổng hợp lại các nguyên nhân chủ yếu đó là:

Do đến tuổi thay răng

Mỗi người thường có hai bộ răng, răng sữa và răng vĩnh viễn. Khi một chiếc răng sữa đến tuổi thay răng, chúng sẽ tự lung lay và rụng đi. Trẻ cảm thấy khó chịu khi gặp tình trạng này, do đó bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng.

Xem thêm: Cách nhổ răng sữa trẻ em tại nhà an toàn

Do tai nạn, va đập mạnh

Răng bị va đập mạnh cũng là một nguyên nhân khiến răng bị lung lay, sứt mẻ và thậm chí là có thể mất răng. Ngoài ra một số thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ cũng là một trong những nguyên nhân khiến răng bị mòn và lung lay sớm. Với trường hợp nghiến răng, bạn nên đến gặp nha sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời, có thể là làm máng chống nghiến, nâng khớp,… để khắc phục tình trạng này.

Còn với trường hợp do tai nạn, chấn thương, bạn nên đến nha khoa để kiểm tra xem có bị chấn thương gì không để có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để lâu ngày răng bị tổn thương nghiệm trọng sẽ phải nhổ bỏ.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ trong suốt thời gian thai kỳ, nồng độ progesterone và estrogen sẽ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến răng dễ bị lung lay. Nhưng bạn không phải quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi sinh con. Tuy nhiên, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để kiểm soát được các bệnh răng miệng thường gặp trong thời gian này.

nguyen-nhan-rang-bi-lung-lay
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị lung lay

Viêm nha chu nặng

Bệnh viêm nha chu khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu, tổn thương dây chằng, tiêu xương ổ răng. Từ đó, sự liên kết giữa răng và xương hàm trở nên lỏng lẻo, khiến cho răng bị lung lay. Trường hợp các mô nha chu bị tổn thương quá nặng, mất hoàn toàn khả năng lưu giữ răng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.

Viêm tủy nặng

Viêm tủy răng không chỉ gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như áp xe chân răng, viêm xương ổ răng, thậm chí là viêm xương hàm. Nếu không được điều trị nội nha kịp thời, chân răng sẽ trở nên yếu đi, khiến cho răng lung lay. Lúc này, bác sĩ buộc phải loại bỏ răng để giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Do tiêu xương hàm

Sau khi mất chân răng, xương hàm tại vị trí này sẽ thoái hóa và tiêu dần đi, khiến cho nướu răng bị tiêu hõm, không còn đầy đặn như ban đầu. Kéo theo đó là sự suy giảm kích thước xương hàm và mô nướu của các răng xung quanh, khiến cho chúng dần đổ nghiêng vào khoảng trống mất răng. Lâu dài sẽ khiến răng bị lung lay. Trường hợp này thường phải nhổ đi vì vùng xương hàm và mô nướu bên dưới không còn đủ dày để lưu giữ chân răng.

Phải làm gì khi răng lung lay?

Nếu bạn đang nhai bình thường, thức ăn mềm mà cảm thấy đau răng và lung lay là do các vấn đề về bệnh lý hoặc do chiếc răng đó đã yếu dần. Ở trường hợp của bạn, nha sĩ phỏng đoán là do răng yếu, nền răng không vững chắc. Tuy nhiên, để xác định chính xác vấn đề bạn đang gặp phải, hãy đến trực tiếp nha khoa để được kiểm tra. Sau khi khám, các nha sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng răng của bạn.

nen-lam-gi-khi-rang-lung-lay
Nên gặp trực tiếp nha sĩ để có quyết định đúng đắn nhất

Trước khi có thời gian đi tới nha khoa thì bạn nên tự giữ gìn bằng cách tránh nhai bằng chiếc răng này. Nên đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng lực nhẹ nhàng, súc miệng nước muối,….

Làm thế nào để hạn chế được tình trạng răng lung lay?

Trừ những trường hợp do đến tuổi thay răng, va chạm ngoài ý muốn,… chúng ta có thể hạn chế nguy cơ mắc phải tình trạng này theo các cách sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày.
  • Sử dụng chỉ tơ nha khoa, bàn chải kẽ để làm sạch răng.
  • Sử dụng nước súc miệng hoặc thuốc để điều trị nướu răng bị viêm, nhiễm, chống lại các vi khuẩn xấu tích tụ trong khoang miệng.
  • Hạn chế hút thuốc lá.
  • Khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
ve-sinh-rang-mieng-dung-cach
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng giúp giảm tình trạng răng lung lay

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn Ngọc Linh đỡ băn khoăn hơn về tình trạng răng lung lay và có thêm những kiến thức chăm sóc răng miệng bổ ích. Nếu bạn có thêm thắc mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Nha Khoa An Phước nhé!

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Trả lời

Email và SĐT của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *