Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ: NGUYỄN HỒNG HUY
- Giám đốc chuyên môn Nha khoa An Phước.
- Tốt nghiệp Master Implant lâm sàng tại Đại học Loma Linda (Hoa Kỳ).
- Là 1 trong 5 bác sĩ đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phương pháp cấy ghép Implant xương gò má, mất răng lâu năm, tiêu xương trầm trọng.
Nguyên nhân gây mất răng là gì?
Ngoài yếu tố tuổi tác còn một số nguyên nhân chính gây mất răng ở người trưởng thành như:
Bệnh lý về răng miệng
Với chế độ ăn uống những thực phẩm có hại cho răng cộng với ý thức vệ sinh răng miệng kém, nhiều người đã mắc phải các bệnh lý về răng miệng. Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… tiến triển nặng có thể gây mất răng.
Thói quen xấu và có hại
Hai hành vi độc hại phổ biến có thể dẫn đến việc mất răng đó là nghiến răng và lạm dụng thuốc lá.
Tai nạn, chấn thương
Mất răng do tai nạn, chấn thương cũng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.
Nướu bị tổn thương
Nướu bị tổn thương bởi vôi răng sẽ có xu hướng bị tụt dần, tiêu xương khiến răng và nướu mất liên kết chắc chắn như ban đầu. Răng dài ra, lỏng lẻo, thiếu bền chắc trong xương hàm.
Thay đổi hormone thời kỳ mang thai
Thay đổi hormone nữ trong thời kỳ mang thai cũng làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên răng.
Hậu quả
Suy giảm chức năng ăn nhai – Ảnh hưởng hệ tiêu hoá
Thời gian tiêu hóa thức ăn của người bị mất răng sẽ dài hơn do dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Trong thời gian lâu dài có thể sinh ra đau dạ dày. Cơ thể cũng ngày càng suy yếu khi không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng.
Tiêu xương hàm – Lão hoá sớm
Răng bị mất, lực nhai tác động lên răng không còn nữa thì xương hàm sẽ bị tiêu dần. Sau một thời gian, phần xương hàm tiêu biến, khiến nhiều răng lung lay và có thể dẫn tới mất răng toàn hàm.
Khi xương hàm bị tiêu đi thì vùng má sẽ bị hóp lại, da xuất hiện nếp nhăn, khuôn mặt lão hóa sớm.
Ảnh hưởng đến phát âm
Khoảng trống giữa các răng khiến bạn khó phát âm chính xác được từng chữ, dễ nói ngọng hoặc nói ra hơi gió.
Ảnh hưởng các răng xung quanh
Những khoảng trống trên cung hàm theo thời gian sẽ khiến răng xung quanh bị mất đi chỗ dựa, răng xô lệch và nghiêng dần về phía khoảng trống.
Gây đau đầu, đau thái dương
Tình trạng tiêu xương hàm kéo dài, khiến dây thần kinh sẽ nằm gần niêm mạc hơn gây đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ vùng cổ, vai gáy.
Mất răng có gây bệnh tim mạch?
Nếu bạn nghĩ rằng bệnh răng miệng và bệnh tim mạch là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau thì bạn đã sai. Trên thực tế, mức độ liên quan giữa chúng được thể hiện qua con đường sinh học, sự nhiễm khuẩn và viêm nhiễm. Từ đó, bệnh răng miệng đã dẫn đến sự hiện diện của bệnh tim mạch. Vậy mất răng thì có gây bệnh tim mạch không?
Các nghiên cứu liên quan
Ảnh hưởng do mất răng có thể gây bệnh tim mạch
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quốc gia về Răng và Sọ mặt chỉ ra rằng bệnh tim có mối quan hệ mật thiết đến các vi khuẩn ở vùng nướu bị sưng viêm và nhiễm trùng.
Khi mất răng, vùng nướu răng tại vị trí đó sẽ khó được làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây tổn thương và nhiễm trùng. Từ đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua các nhiễm trùng trong miệng, lâu ngày gây viêm mạch máu, ảnh hưởng đến tim mạch.
Những người trung niên mất từ 2 răng trở lên có thể dễ bị bệnh tim hơn
Theo một nghiên cứu trên gần 61.000 người trưởng thành từ 45 – 69 tuổi, những người bị mất từ trên 2 chiếc răng có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn so với những người không bị mất răng, bất kể họ có bao nhiêu răng lúc bắt đầu nghiên cứu. Nguy cơ này vẫn tăng sau khi các nhà nghiên cứu tính đến chế độ ăn, mức độ hoạt động thể chất, trọng lượng cơ thể, huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ khác.
Số lượng răng mất càng cao, nguy cơ tim mạch càng cao
Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị ACC Trung Đông cùng với Đại hội Hiệp hội Tim mạch Emirates lần thứ 10 tại Dubai cho thấy ở những người mất răng, số lượng răng bị mất sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích, xem xét sự liên quan của tình trạng mất răng không do chấn thương với bệnh tim mạch bao gồm nhồi máu cơ tim, đau thắt lưng và đột quỵ. Nghiên cứu thực hiện trên 316.588 người từ 40 – 79 tuổi tại Hoa Kỳ và các vùng lân cận. Kết quả tỷ lệ người không có răng mắc bệnh tim mạch là 28%; trong khi đó, con số này ở người mắc bệnh tim mạch nhưng không bị mất răng là 7%.
Kết luận
Thực sự mất răng không liên quan trực tiếp đến bệnh tim mạch nhưng khi các tác nhân chính gây nên tình trạng này sẽ đẩy cao nguy cơ bệnh tim mạch. Theo tính chất “quan hệ bao hàm”, chúng ta có thể kết luận mất răng có khả năng dẫn đến bệnh tim mạch.
Xem thêm: Mất răng lâu năm có trồng Implant được không?
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Duy trì thói quen đánh răng 2 lần/ ngày. Dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng cũng là các biện pháp hữu hiệu cho việc vệ sinh răng.
Kiểm tra và thăm khám định kỳ
Nên đến nha khoa thăm khám theo định kỳ 6 tháng – 1 lần. Khi đó, các nha sĩ sẽ giúp bạn làm sạch các mảng bám và vi khuẩn bám trên răng. Trường hợp nếu có các bệnh lý, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các phương pháp điều trị an toàn và chuyên sâu.
Chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế tiêu thụ đường, tránh các đồ uống có cồn, các loại thực phẩm có tính bám dính. Thường xuyên sử dụng các loại rau củ có khả năng làm sạch răng như: táo, cà rốt, bông cải,…
Giải pháp khôi phục răng mất
Giải pháp tốt nhất cho bạn là cần trồng lại răng mới. Hiện nay, 3 kỹ thuật trồng răng giả phổ biến được nhiều khách hàng của Nha Khoa An Phước lựa chọn đó là: Phục hình tháo lắp, Cầu răng sứ và Trồng răng Implant.
Tuy nhiên, việc sử dụng hàm tháo lắp và bọc cầu răng sứ chỉ là những giải pháp tạm thời. Chúng đều không phục hình được chân răng nên không ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm sau này. Vì vậy, trồng răng Implant là lựa chọn tối ưu nhất được nhiều chuyên gia tin tưởng chọn.
Điểm lại các ca Trồng răng Implant tại Nha Khoa An Phước:
Bạn không nên chủ quan khi mất răng có mối liên quan tiềm tàng với căn bệnh tim mạch. Với các phương pháp trồng răng hiện đại sẽ giúp giải quyết hoàn toàn tình trạng này. Nha Khoa An Phước chúc bạn luôn khoẻ mạnh với một hàm răng đẹp, một nụ cười tự tin.