Nguyên nhân, tác hại khớp cắn sâu là gì? Điều trị có khó không?

Bac Duong Tháng mười hai 5, 2024

Tham vấn chuyên môn:
THẠC SĨ - BÁC SĨ PHẠM THUỲ DƯƠNG

  • Chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa An Phước.
  • Tu nghiệp chỉnh nha tại quốc gia có ngành nha khoa phát triển như Mỹ, Anh, Singapore,...
  • Hoàn thành hơn 3000 ca chỉnh nha được thành công trong đó có hơn 500 ca niềng răng trong suốt

Khớp cắn sâu quá mức là trường hợp không hiếm gặp hiện nay, tình trạng này có nhiều mức độ khác nhau và có thể dẫn đến nhiều biến chứng bệnh lý răng miệng.

Khớp cắn sâu làm mất cân đối, hài hòa trên khuôn mặt, gây nên sự tự ti trong giao tiếp. Trong bài viết này, nha khoa An Phước sẽ cùng bạn tìm hiểu những nguyên nhân, tác hại của khớp cắn sâu và giải pháp điều trị.

Khớp cắn sâu là gì? Nguyên nhân do đâu?

Dấu hiệu nhận biết

Khớp cắn sâu là trình trạng khớp cắn bị sai lệch gây nên sự mất cân đối của hàm trên và hàm dưới. Cụ thể khi ở trạng thái răng cắn chặt, răng cửa của hàm trên sẽ trùm lên các răng hàm dưới khoảng 4 – 10 mm. Như vậy sẽ làm răng hàm dưới khuất vào bên trong.

Khớp cắn sâu không chỉ gây ra sự thiếu thẩm mỹ cho gương mặt mà còn tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Bạn có thể nhận biết khớp cắn sâu qua một số dấu hiệu sau:

  • Răng cửa hàm dưới có thể chạm để phần lợi của răng cửa hàm trên.
  • Cười hở lợi do răng cửa hàm trên bị trồi lên.
  • Khi cắn chặt hai hàm đường cong của khớp cắn không khít.
  • Khi răng ở trạng thái nghỉ sẽ không hoặc trông thấy rất ít hàm răng dưới.
  • Cằm bị lẹm, góc môi cắn sâu.
  • Đường nối 3 phần trán – mũi – cằm có thể bị gãy, mức độ tùy vào độ cắn sâu nhẹ hay nặng.
Khớp cắn sâu gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng nguy hiểm
Khớp cắn sâu gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng nguy hiểm

Nguyên nhân dẫn đến khớp cắn sâu

Biết được nguyên nhân gây ra khớp cắn sâu có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khớp cắn sâu, có thể do di truyền, do thói quen xấu trong sinh hoạt; hoặc do cả hai nguyên nhân này cùng gây nên. 

Các nguyên nhân gây nên khớp cắn sâu cụ thể:

  • Do xương hàm: Đây là nguyên nhân khá phổ biến với các trường hợp khớp cắn bị lẹm sâu hiện nay. Trong quá trình phát triển, răng hàm có kích thước và hình dạng quá lớn hoặc quá nhỏ. Điều này dẫn đến tỷ lệ giữa xương hàm trên và hàm dưới chênh lệch nhiều. Xương hàm phát triển bất thường có thể do di truyền, bẩm sinh hoặc bị tai nạn ảnh hưởng đến,… 
  • Do răng: Nguyên nhân này có thể là do trong quá trình mọc răng bé thường xuyên tác động vào vùng răng đang mọc, dùng lưỡi đẩy răng vào trong. Trong một số trường hợp có thể do tác động của ngoại lực như gặp tai nạn,…
Khớp cắn sâu có thể đến từ nguyên nhân do răng hoặc do xương hàm
Khớp cắn sâu có thể đến từ nguyên nhân do răng hoặc do xương hàm

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng khớp cắn sâu như: do mất răng sữa sớm mà không phục hình, dẫn đến tình trạng răng lệch lạc; thói quen cắn móng tay, nhai vật cứng; nghiến răng quá mức,…

Tác hại khi không điều trị khớp cắn sâu

Cũng giống như những trường hợp khớp cắn không chuẩn khác, khớp cắn sâu cũng gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu sẽ làm khuôn mặt của bạn mất sự hài hòa, cân đối, hàm trên có thể bị nhô hoặc móm hàm dưới. Điều này sẽ khiến nụ cười mất tính thẩm mỹ, kém tự nhiên, dẫn đến sự mất tự tin trong giao tiếp.
  • Tổn thương nướu: Do phần rìa răng hàm dưới chạm vào phần nướu hàm trên lâu này sẽ khiến bề mặt nướu bị tổn thương.
  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Khi răng cửa hàm dưới khó đưa ra bên ngoài nên rìa răng hai hàm không chạm được nhau, vì vậy việc sử dụng răng cửa để cắn thức ăn rất khó khăn. Ngoài ra, khớp cắn sâu không điều trị kịp thời sẽ làm mòn nặng toàn bộ bề mặt răng cửa hàm trên. Lâu ngày, tình trạng này sẽ dẫn đến lộ ngà răng, gây ê buốt khi ăn nhai.
Khớp cắn sâu gây ra nhiều tác hại khó lường
Khớp cắn sâu gây ra nhiều tác hại khó lường
  • Ảnh hưởng đến khớp thái dương: Việc ăn nhai không đảm bảo sẽ khiến khớp thái dương hàm hoạt động sai cách, gây nên tình trạng loạn năng khớp khá nguy hiểm.
  • Khớp cắn sâu còn gây ra các tác hại, biến chứng khác đến sức khỏe như tăng nguy cơ sâu răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng, viêm nha chu. Bị đau dữ dội và làm rối loạn , rối loạn thái dương hàm (TMJ).

Phương pháp điều trị khớp cắn sâu

Phương pháp niềng răng

Một trong những phương pháp điều trị khớp cắn sâu phổ biến nhất hiện nay đó chính là niềng răng. Tùy vào mức độ nặng nhẹ, tình trạng răng miệng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp niềng phù hợp.

  • Niềng răng mắc cài:  Đây là giải pháp chỉnh nha khắc phục tình trạng khớp cắn sâu bằng mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ. Các mắc cài này kết hợp cùng các khí cụ nha khoa khác sẽ được gắn vào răng, dùng các dây cung để dịch chuyển răng về đúng vị trí. Phương pháp này sẽ giúp các răng bị sai lệch do khớp cắn sâu về đúng vị trí. Tùy vào tình trạng răng của bạn mà thời gian niềng có thể kéo dài từ 18 – 24 tháng hoặc hơn.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài kim loại
  • Niềng răng trong suốt: Phương pháp này được bác sĩ sử dụng hệ thống khay niềng trong suốt để di chuyển răng về đúng vị trí. Niềng răng trong suốt có tính thẩm mỹ cao, vì sẽ rất khó để nhìn thấy khay niềng. Trong quá trình niềng răng, sẽ sử dụng nhiều khay niềng khác nhau theo từng giai đoạn. Khay ôm sát khít chân răng tạo lực để răng dịch chuyển mà không gây cảm giác vướng víu, khó chịu. Thời gian niềng răng trong suốt cũng tùy thuộc vào tính trạng khớp cắn sâu nặng hay nhẹ và theo tư vấn của nha sĩ.
Niềng răng trong suốt
Niềng răng trong suốt

Xem thêm: Phương pháp để có khớp cắn chuẩn

Phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm

Với những trường hợp khớp cắn sâu nặng, có xu hướng hô hàm quá mức thì phải sử dụng phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm. Phẫu thuật chỉnh hàm khớp cắn sâu là sự can thiệp sâu của các phương pháp y khoa, người bệnh phải thực hiện theo quy trình cụ thể.

Một số bước cần phải thực hiện trong quá trình phẫu thuật điều chỉnh khớp cắn như chụp X – quang, gây mê,… sau đó bác sĩ sẽ thực hiện tạo hình, định vị lại hàm. Đây là phương pháp phẫu thuật thuộc nhóm chỉnh hình và cần phối hợp giữa bác sĩ nha khoa và bác sĩ phẫu thuật răng miệng.

So với phương pháp chỉnh nha thì phẫu thuật khớp cắn sâu tốn nhiều chi phí hơn, phương án điều trị phức tạp hơn. Thời gian phục hồi có thể mất từ vài tháng và cần theo dõi thường xuyên để phòng các rủi ro không đáng có.

Phẫu thuật chỉnh hàm đối với trường hợp bị khớp cắn sâu nặng
Phẫu thuật chỉnh hàm đối với trường hợp bị khớp cắn sâu nặng

Điều trị khớp cắn sâu là điều hoàn toàn khả thi khi ngày nay kỹ thuật y nha khoa ngày càng hiện đại. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng gây nên bệnh lý răng miệng, người bị khớp cắn sâu cần nhanh chóng đến các địa chỉ nha khoa, bệnh viện răng hàm mặt uy tín để được chuyên gia thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Niềng răng lệch khớp cắn và những điều cần biết

Hy vọng, với những thông tin mà nha khoa An Phước đã chia sẻ thông qua bài viết này đã giúp bạn có thêm thông tin, kiến thức về tình trạng khớp cắn sâu, kịp thời thăm khám để nhanh chóng được điều trị.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0