Bọc răng sứ có đau không? Những lưu ý khi bọc răng sứ

Trường hợp nào nên thực hiện bọc răng sứ?

Bọc răng sứ giúp điều chỉnh vị trí răng mọc đúng và đều đặn hơn, từ đó khôi phục nụ cười hoàn mỹ.

Các trường hợp nên bọc răng sứ:

  • Răng bị nứt gãy, vỡ, sứt mẻ, hở kẽ gây khó chịu cho việc ăn nhai và làm mất thẩm mỹ.
  • Răng có bề mặt men bong tróc, nhiễm màu nặng không thể tẩy trắng được.
  • Răng có hình dạng không đẹp.
  • Răng bị suy yếu do sâu răng quá nặng.
  • Kết hợp khi thực hiện phục hình răng bằng trồng răng Implant.
nhung-truong-hop-boc-rang-su
Những trường hợp nên bọc răng sứ

Bọc răng sứ có đau không? Có gây hại gì không?

Nhiều người lo ngại rằng bọc răng sứ bị đau nhức khi mài răng. Mài răng bọc sứ là điều chắc chắn diễn ra, việc thu gọn mô răng thật là điều cần thiết để hoàn tất việc bọc răng sứ. Quá trình này không đau đớn như bạn nghĩ:

  • Mài răng đúng kỹ thuật chỉ tác động đến lớp ngoài cùng rất mỏng của răng, không ảnh hưởng đến tủy răng.
  • Trước khi thực hiện mài răng, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc tê để khách hàng cảm thấy thoải mái. 
  • Mài răng không gây chảy máu vì chỉ tác động lên bề mặt trong và ngoài răng, không can thiệp đến nướu quanh răng.

Sau khi mài răng bác sĩ sẽ đặt lịch hẹn đến để gắn răng cho bạn. Trong thời gian đợi răng thật, bác sĩ sẽ gắn tạm răng cho bạn để ăn uống diễn ra thuận tiện hơn.

Phương pháp mài răng bọc sứ
Phương pháp mài răng bọc sứ

Có thể thấy, bọc răng sứ không đau và không đáng sợ khi bạn tìm đúng nha khoa uy tín và bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao. Thực hiện việc mài răng đúng kỹ thuật để đảm bảo tính thẩm mỹ và không gây ê buốt hay đau nhức cho bạn.

Những yếu tố quyết định bọc răng sứ có đau không

Loại răng sứ

Răng sứ sau khi gắn hoàn thiện lên răng sẽ tồn tại trong khoang miệng và tiếp xúc với nướu, lưỡi,… Nếu răng sứ chính hãng thì sẽ ăn uống và sinh hoạt bình thường không gây ảnh hưởng.

Ngược lại, nếu răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc nguy cơ răng miệng sẽ bị tổn thương rất lớn. Về lâu dài, răng sứ sẽ bị oxy hóa, cổ chân răng bị ăn mòn, gây viêm nhiễm hàm miệng. Mức độ viêm nhiễm lan rộng sẽ gây cho bạn cảm giác đau đớn. Hậu quả nghiêm trọng có thể tháo mão sứ và thay bằng răng sứ mới rõ nguồn gốc.

Lựa chọn răng sứ cao cấp
Lựa chọn răng sứ cao cấp

Tay nghề bác sĩ

Tay nghề bác sĩ là yếu tố quan trọng quyết định việc bọc răng sứ có đau không. Bởi vì, bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao ngoài việc bọc răng sứ “mát tay” mà còn an toàn, nhanh chóng và cực kỳ êm.

Bác sĩ chuyên môn răng sứ cao
Bác sĩ chuyên môn răng sứ cao

Bác sĩ sẽ là người theo bạn từ lúc thăm khám, mài răng, lấy dấu hàm đến khi gắn sứ hoàn thiện. “Sai một li, đi một dặm” vậy nên rất cần sự tỉ mỉ và tính cẩn thận. Theo các bác sĩ, thao tác mài răng không đúng kỹ thuật và tính toán sai tỷ lệ răng sứ là 2 sai lầm nghiêm trọng nhất làm phát sinh cảm giác đau đớn cho khách hàng.

Trang thiết bị sử dụng

Công nghệ quyết định rất nhiều đến sự thành công của ca thẩm mỹ răng sứ. Muốn chế tác răng hoàn hảo và lắp khít lên răng thật cần áp dụng phần mềm CAD/CAM. Điều này cho ra kết quả chính xác nhất.

Ngược lại, nếu điều trị bằng kỹ thuật lỗi thời sẽ tiềm ẩn nhiều sai sót và rủi ro. Một nha khoa tiên tiến có trang bị đầy đủ trang thiết bị sẽ giúp bạn an tâm hơn. Vì nụ cười mới sẽ theo bạn cả đời nên hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.

Sau khi bọc răng sứ cần lưu ý những gì?

Sau khi bọc răng sứ bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý để răng sứ luôn trắng sáng và đều màu:

  • Hạn chế ăn đồ ăn nóng, lạnh, cứng, dai để tránh làm tổn hại đến men răng
  • Thuốc lá có thể làm cho răng bị xỉn màu, ố vàng. Khiến răng sứ bị ố vàng làm mất đi giá trị thẩm mỹ của răng sứ.
  • Hạn chế tối đa đồ uống chứa nhiều đường, axit hoặc phẩm màu.
  • Nên ăn đồ ăn mềm, ăn nhiều rau củ quả. Đặc biệt các loại hoa quả chứa axit malic: táo, dâu tây… giúp làm sạch răng cực tốt.
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng độ bền của răng sứ
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp tăng độ bền của răng sứ

Vệ sinh răng miệng đúng cách là việc sẽ giúp bạn sở hữu nụ cười trắng sáng:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày với bàn chải có đầu lông mềm. Ưu tiên những loại kem đánh răng có chứa fluor. 
  • Thay bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng/ lần.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước để vệ sinh răng sứ thẩm mỹ. 

Xem thêm: Bọc răng sứ có bền không? Cách chăm sóc răng sứ hiệu quả

Khoảng thời gian 3 – 6 tháng đầu sau khi bọc sứ thẩm mỹ, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra độ khít và chất lượng của sứ như thế nào. Quá trình bọc sứ thẩm mỹ: ê buốt, đau nhất, cộm, khó nhai,… Bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được can thiệp sớm nhất.

Hy vọng bài viết trên đây hữu ích và giải đáp được thắc mắc “Bọc răng sứ có đau không?”. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn cần tư vấn.

Đánh giá bài viết

Điểm trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Để lại một bình luận

Email và SĐT của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *